https://jshou.edu.vn/houjs/issue/feedTạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội2025-03-12T10:52:43+07:00Open Journal Systems<p>Hanoi Open University - Journal of Science</p>https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/506MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG XANH CHUNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI2025-01-21T09:26:25+07:00Vũ Hương Giang , Nguyễn Thành Trunggiangvh@hou.edu.vnTrần Thu Phươnggiangvh@hou.edu.vn<p>Nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng kỹ năng xanh chung của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành (QTDVDL&LH)– Trường Đại học Mở Hà Nội nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên ngành QTDVDL&LH sở hữu kỹ năng xanh chung ở mức độ tương đối tốt. Qua 4 năm học, cả 4 nhóm kỹ năng thuộc kỹ năng xanh chung của sinh viên đều có xu hướng được cải thiện, với điểm số cao nhất ở năm cuối. Từ đây, 06 giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường kỹ năng xanh chung cho sinh viên ngành QTDVDL&LH.</p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/507THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH2025-01-21T09:31:18+07:00Trần Thanh Nga, Bùi Thị Ngattnga.av@uneti.edu.vn<p><em>Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) đã trở thành một công cụ thiết yếu trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc học tiếng Anh. Nhằm mục đích điều tra nhận thức của sinh viên học Tiếng Anh (EFL) đối với việc sử dụng CNTT trong việc học tiếng Anh, 306 sinh viên các khoa chuyên ngành khác nhau của trường đại học Kinh tế- Kỹ Thuật Công nghiệp (UNETI) đã tham gia khảo sát để tiến hành nghiên cứu (NC) định lượng. Công cụ được sử dụng để thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi. Phân tích định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu thu được trong NC này. Kết quả cho thấy nhận thức của người trả lời là tích cực ở một số khía cạnh. Nhận thức tích cực và cao được thể hiện ở (1) nhận thức về tính dễ sử dụng, (2) nhận thức về tính hữu ích và (3) thái độ. Kết quả cũng cho thấy rằng phần lớn người được hỏi đều có thiết bị CNTT, trong đó YouTube là hoạt động phổ biến nhất để học tiếng Anh, tiếp theo là Google dịch và mạng xã hội.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/508NHỮNG THÁCH THỨC NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG CÁC LỚP HỌC MÔN CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH2025-01-21T09:34:28+07:00Nguyễn Thị Thúy Ngangantt8x@gmail.com<p><em>Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngày càng nhiều các chương trình đào tạo ở bậc đại học sử dụng tiếng Anh là phương tiện giảng dạy môn học chuyên ngành (EMI – Tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy). Tuy vậy, sinh viên tham gia lớp học EMI phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó thách thức liên quan đến ngôn ngữ được nhắc đến nhiều nhất bởi các nhà nghiên cứu. Dựa trên dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu liên quan, bài viết tổng hợp những thách thức liên quan đến ngôn ngữ đối với sinh viên trong lớp học EMI. Các nghiên cứu cho thấy bên cạnh các nội dung ngôn ngữ xung quanh bốn kỹ năng học thuật tiếng Anh: nghe-nói-đọc-viết, từ vựng và kiến thức chuyên ngành cũng là những thách thức liên quan đến ngôn ngữ mà người học phải đối mặt. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa sự thành thạo Tiếng Anh và những thách thức liên quan đến ngôn ngữ trong lớp học EMI. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số trao đổi về các đề xuất trong việc trợ giúp ngôn ngữ cho sinh viên EMI bao gồm triển khai lớp học dự bị, và tiếp cận phương pháp sư phạm tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong lớp học EMI. </em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/517HIỆN TƯỢNG TRỘN MÃ NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI2025-02-04T09:21:34+07:00Bùi Thị Thu Trangtrang.btt@tmu.edu.vn<p><em>Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng phát triển hiện nay, việc sử dụng được hai hay nhiều ngôn ngữ trở nên phổ biến hơn. Những người có khả năng sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ thường kết hợp từ và cụm từ từ ngôn ngữ khác vào trong tiếng mẹ đẻ của họ, hay còn gọi là hiện tượng trộn mã ngôn ngữ (code-mixing). Thông qua việc áp dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện tượng trộn mã ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên chuyên Anh của trường Đại học Thương mại. Từ đó, tác giả rút ra kết luận về đặc điểm nguồn gốc của mã trộn, đặc điểm của mô hình trộn mã ngôn ngữ, động cơ trộn mã và thái độ đối với việc trộn mã. Đó là những thông tin hữu ích cho việc giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực ngôn ngữ và truyền thông.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/509VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA THÁI ĐỘ TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN2025-01-21T09:36:52+07:00Nguyễn Thị Hương Anhuongan.nguyen@hou.edu.vn<p><em>Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá vai trò trung gian của thái độ trong mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học của giảng viên. Sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc, nghiên cứu xác định văn hóa nhà trường, nhận thức lợi ích và năng lực nghiên cứu của bản thân giảng viên có ảnh hưởng đáng kể trực tiếp đến thái độ hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Thái độ đóng vai trò trung gian, kết nối các yếu tố này với hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học của giảng viên. Những phát hiện này không chỉ đóng góp vào cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học mà còn cung cấp các hàm ý thực tiễn cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động hợp tác nghiên cứu và gia tăng kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/510NGHIÊN CỨU THĂM DÒ VỀ QUAN ĐIỂM VÀ THỰC HÀNH CHUYỂN NGỮ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG LỚP HỌC EMI TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI2025-01-21T09:39:53+07:00Bùi Việt Thubuivietthu1@hou.edu.vn<p><em>Với xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại học, giảng dạy chuyên môn bằng Tiếng Anh (EMI) ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình EMI vẫn gặp một số khó khăn, do vậy gần đây đã có nhiều sự quan tâm đến việc thực hành chuyển ngữ trong lớp học EMI như một công cụ sư phạm mới cho việc dạy và học tích hợp nội dung và ngôn ngữ. Để tìm hiểu quan điểm và thực hành chuyển ngữ của giảng viên trong lớp học EMI tại một trường đại học ở Hà Nội, một nghiên cứu thăm dò đã được thực hiện với sự tham gia của 27 giảng viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả cho thấy giảng viên có những quan điểm và phương pháp thực hành chuyển ngữ đa dạng, nhưng đều hướng tới mục tiêu truyền tải nội dung hiệu quả và thúc đẩy giao tiếp bằng Tiếng Anh. </em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/511NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HỌC ĐẠI HỌC TỪ XA TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI2025-01-21T09:42:40+07:00Nguyễn Quỳnh Anh , Nguyễn Hoàng Sơnquynhanhng@hou.edu.vn<p><em>Mục đích của nghiên cứu này là xác định một số yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn học đại học từ xa trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội (EHOU). Thông qua việc khảo sát người có nhu cầu học bằng bảng câu hỏi theo hình thức trực tuyến về một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học đại học từ xa trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội gồm 6 yếu tố: (1) Nhu cầu đào tạo cá nhân; (2) Công tác truyền thông tuyển sinh; (3) Nội dung tư vấn tuyển sinh; (4) Thương hiệu đào tạo; (5) Học phí; (6) Cơ sở hạ tầng công nghệ. Dựa trên kết quả khảo sát</em><em>, nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của 6 yếu tố đến quyết định lựa chọn học trong quá trình tư vấn tuyển sinh đào tạo từ xa trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/512PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU THÔNG QUA DẠY HỌC VĂN BẢN THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6 TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI2025-01-21T09:45:49+07:00Phùng Thị Phương Thảothaophuong2898@gmail.com<p><em>Nghiên cứu nhằm đề xuất cách thức tổ chức để phát triển năng lực đọc hiểu thông qua dạy học văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trong Ngữ văn cho học sinh lớp 6. Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm đã được sử dụng. Điều tra khảo sát được thực hiện với 54 giáo viên và 162 học sinh lớp 6 trên địa bàn quận Long Biên Hà Nội đã được tiến hành để có góc nhìn đầy đủ, khách quan về thực trạng dạy học thơ có yếu tố tự sự, miêu tả cho học sinh lớp 6 theo để phát triển năng lực đọc hiểu. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực, việc dạy học thơ có yếu tố tự sự, miêu tả cho học sinh lớp 6 chưa hoàn toàn giúp học sinh phát triển năng lực đọc hiểu. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy tính khả thi của việc phát triển năng lực đọc hiểu thông qua dạy học văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trong Ngữ văn cho học sinh lớp 6. Vì thế, cần nhân rộng việc dạy học để phát triển năng lực đọc hiểu đối với các thể loại văn học trong chương trình ngữ văn phổ thông. </em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/513XU HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC2025-01-21T09:48:34+07:00Nguyễn Quang Hưnghungnguyenhou2015@gmail.com<p><em>Luận văn tốt nghiệp đại học không chỉ thể hiện thành quả học tập trong suốt bốn năm học Đại học của sinh viên và khả năng tư duy học thuật cùng khả năng suy nghĩ độc lập của sinh viên, mà còn phản ánh việc đào tạo nhân tài của các trường Đại học có đạt được mục tiêu giảng dạy và đáp ứng yêu cầu thị trường hay không. Luận văn tốt nghiệp còn đóng vai trò then chốt trong việc phát triển năng lực tổng hợp và năng lực nghiên cứu của sinh viên. Thông qua việc lựa chọn đề tài và chất lượng của luận văn, trường đại học có thể đánh giá chất lượng giảng dạy, kiểm tra mức độ đạt được của mục tiêu giảng dạy và nắm bắt được nguyện vọng học tập, định hướng nghề nghiệp của sinh viên và nhu cầu hiện tại của thị trường lao động. Trong bối cảnh Trung Quốc đang là một quốc gia lớn và có ảnh hưởng không những về văn hóa, chính trị mà còn ảnh hưởng đến thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam, các chủ đề luận văn của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Việt Nam, cũng đã xuất hiện một số xu hướng nghiên cứu mới. Bài viết này sẽ phân tích các chủ đề luận văn của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và phân tích thêm về nguyên nhân và tác động của những yếu tố chính vào việc lựa chọn đề tài viết luận văn của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/514ÁP DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI2025-01-21T09:51:31+07:00Trần Thị Lệ Dung , Nguyễn Hải Namtranledung1975@hou.edu.com<p><em>Kỹ năng nói là một trong những yếu tố cốt lõi trong việc học ngoại ngữ, bao hàm khả năng truyền đạt thông tin, suy nghĩ và cảm xúc qua lời nói. Trong bối cảnh hiện đại, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu quan trọng cho cả học tập lẫn sự nghiệp. Tuy nhiên, nhiều sinh viên năm nhất thường gặp trở ngại trong việc phát triển kỹ năng này do chương trình học chú trọng nhiều vào lý thuyết và ngữ pháp, mà ít tạo điều kiện cho thực hành giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, nghiên cứu tập trung vào ba hình thức hoạt động ngoại khóa gồm: thảo luận theo chủ đề, tổ chức gameshow bằng tiếng Anh, và các trại hè. Bài viết hướng đến việc đánh giá hiệu quả của những hoạt động này trong việc cải thiện kỹ năng nói, đồng thời tăng cường sự tự tin trong giao tiếp cho sinh viên. Nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp khảo sát và phân tích để đo lường tác động của các hoạt động ngoại khóa đối với khả năng giao tiếp của sinh viên.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/515BÀN VỀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG – CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG CHO THANH, THIẾU NIÊN2025-01-21T09:55:02+07:00Trần Hữu Tránghuutrangstran@hou.edu.vn<p><em>Bài viết phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về mô hình giáo dục phòng, chống ma túy dựa vào nhà trường - cộng đồng địa phương cho thanh, thiếu niên, gồm khái niệm mô hình giáo dục, khái niệm và đặc điểm của mô hình giáo dục phòng, chống ma túy dựa vào nhà trường – cộng đồng địa phương cho thanh, thiếu niên.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nộihttps://jshou.edu.vn/houjs/article/view/516PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: BẤT CẬP VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN2025-01-21T09:58:18+07:00Lê Quang Kiệmlqkiem@gmail.com<p><em>Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến, xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới<a href="#_ftn1" name="_ftnref1"><strong>[1]</strong></a>. </em><em>Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính về thương mại điện tử chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, điều này đã tạo cơ hội để các đối tượng vi phạm pháp luật lợi dụng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ,…Bài viết này nhằm phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử; tìm ra những hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục.</em></p>2025-03-12T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội