Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs <p>Hanoi Open University - Journal of Science</p> HOU Journal of Science vi-VN Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 0866-8051 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/487 <p><em>B</em><em>ài viết</em><em> nhằm mục đích</em> <em>học hỏi kinh nghiệm</em><em> quản lý giáo viên người nước ngoài </em><em>ở một số quốc gia </em><em>trên thế giới, từ đó tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong quản lý </em><em>giáo viên người nước ngoài </em><em>để vận dụng tại Việt Nam, </em><em>nhằm </em><em>góp phần giúp các cơ sở giáo dục của Việt Nam thu hút và phát huy được</em> <em>năng lực, tri thức, kinh nghiệm của </em><em>giáo viên người nước ngoài </em><em>đóng góp cho việc nâng cao chất lượng</em> <em>đào tạo và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tổng quan nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lý giảng viên nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai những chính sách hiệu quả để thu hút và quản lý giáo viên nước ngoài, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục. Thông qua tổng kết kinh nghiệm quản lý giảng viên nước ngoài tại một số nước, nghiên cứu đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.</em></p> Nguyễn Thị Nhung , Trần Tiến Dũng Nguyễn Thị Hương An, Nguyễn Thị Phan Mai Ngôn Chu Hoàng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 1 1 10.59266/houjs.2024.487 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GẮN VỚI LIÊN KẾT VÙNG https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/481 <p><em>Bài viết này phân tích về thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu khái quát chung về đặc điểm văn hóa và tài nguyên du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Đồng thời, bài viết phân tích các chỉ tiêu chính như lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Mặc dù có nhiều thuận lợi như tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng và chính sách hỗ trợ từ chính quyền, du lịch sinh thái tại Cần Thơ đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Những thách thức này bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, cạnh tranh thị trường, chất lượng dịch vụ không đồng đều và vấn đề phát triển bền vững. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng những điểm mạnh và giải quyết những điểm yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ</em><em>.</em></p> Nguyễn Minh Tân Lê Huỳnh Nhật Đăng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 11 11 10.59266/houjs.2024.481 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ TRONG VÀ NGOÀI CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN TẠI TỈNH BẠC LIÊU https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/484 <p><em>Bài viết này nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Bạc Liêu. Dữ liệu khảo sát bao gồm 240 hộ tham gia sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Bạc Liêu. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (MLE), các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa được phân tích và so sánh giữa hai nhóm nông hộ. Kết quả cho thấy các biến giống, phân lân và lao động gia đình có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình. Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn so với ngoài mô hình, với mức hiệu quả trung bình lần lượt là 92,86% và 83,80%. Mức năng suất bị mất do kém hiệu quả kỹ thuật cũng được so sánh, cho thấy mô hình cánh đồng mẫu lớn có tỷ lệ thất thoát thấp hơn.</em></p> Tăng Thị Ngân, Nguyễn Minh Tân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 18 18 10.59266/houjs.2024.484 TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO QUADROTOR https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/485 <p><em>Quadrotor được ứng dụng nhiều trong giám sát núi lửa, cháy rừng, kiểm tra đường dây điện, tìm kiếm người thất lạc, cứu hộ thiên tai,.... Quadrotor được trang bị bốn động cơ với 4 cánh quạt với mục đích điều khiển và ổn định chuyển động của quadrotor, điều này làm cho mô hình động lực học của quadrotor phức tạp và có sự phi tuyến mạnh. Bài báo tập trung phát triển mô hình toán quadrotor, thiết kế bộ điều khiển PID và LQR, tiến hành mô hình hóa và mô phỏng các bộ điều khiển trên Matlab/Simulink. Các kết quả mô phỏng được đưa ra để chứng minh tính hiệu quả của các bộ điều khiển.</em></p> Phùng Đình Kiên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 28 28 10.59266/houjs.2024.485 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỮA CÁC GIẢNG VIÊN https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/486 <p><em>Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học đối với môi trường học thuật, nghiên cứu đo lường các yếu tố như nhận thức lợi ích, năng lực nghiên cứu của bản thân, hỗ trợ của công nghệ, văn hóa nhà trường, cảm nhận sự hỗ trợ của nhà trường, thái độ ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 220 giảng viên Trường Đại học Mở Hà Nội và phương trình hồi quy tuyến tính bội được dùng để kiểm định các giả thuyết được đặt ra. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy các yếu tố nhận thức lợi ích, năng lực nghiên cứu của bản thân, hỗ trợ của công nghệ, văn hóa nhà trường có ảnh hưởng tích cực và thuận chiều đến hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học của giảng viên.</em></p> Nguyễn Thị Hương An , Nguyễn Thu Hà Vũ Hương Giang, Phan Thị Hồng Thắm Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 37 37 10.59266/houjs.2024.486 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH TẠI KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/488 <p><em>Ứng dụng công nghệ trong dịch thuật đã được hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ, vì vậy dịch máy, dịch có máy tính hỗ trợ là các nội dung đã được đưa vào chương trình dạy học đại học với tiếp cận và nội dung đa dạng. Với bối cảnh đó việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp cho học phần Công nghệ trong dịch thuật thực sự cấp thiết. Bài viết đề cập một trong những nội dung đề xuất giảng dạy trong học phần nhằm giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra học phần. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phức hợp (mixed methods) gồm nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu định lượng (quantitative method), định tính (qualitative method) và phương pháp mô tả (descriptive method) các kết quả đạt được. Dữ liệu khảo sát 247 sinh viên chuyên ngành biên-phiên dịch tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội thông qua bảng hỏi được phân tích để xác định khả năng tiếp cận và khai thác nguồn nguyên mở trong lĩnh vực dịch máy của sinh viên. Phân tích cũng đề cập năng lực đánh giá, kỹ năng biên tập và hiệu đính văn bản dịch của trí tuệ nhân tạo của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên biết ứng dụng công nghệ hỗ trợ các hoạt động trong các giai đoạn của quá trình biên dịch tuy nhiên việc hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, mục tiêu phát triển kỹ năng đánh giá, biên tập văn bản dịch máy là cần thiết và cần được xác định là trọng tâm của học phần.</em></p> Phạm Thị Bích Diệp , Nguyễn Thị Kim Chi Nguyễn Thị Thu Hường, Võ Thành Trung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 46 46 10.59266/houjs.2024.488 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH EFL TẠI VIỆT NAM: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/489 <p><em>Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ đã trở thành một xu hướng và nhu cầu thiết yếu (M. R. Ahmadi, 2018).</em> <em>Có nhiều</em> <em>yếu tố ảnh hưởng đến việc tích hợp các công nghệ mới vào lớp học</em><em> tiếng anh như một ngoại ngữ</em> <em>[English as a Foreign Language –(EFL)]</em><em>. Trong nghiên cứu (NC) này, Nhà nghiên cứu (NNC) tập trung vào</em><em> khảo sát c</em><em>ác yếu tố </em><em>về </em><em>độ tuổi, trình độ CNTT và nhận thức của giáng viên. N</em><em>NC </em><em>đã sử dụng bảng câu hỏi gồm 21 câu hỏi với sự tham gia của 30 giảng viên EFL </em><em>tại k</em><em>hoa Ngoại Ngữ, Đại học Kinh tế- Kỹ Thuật Công nghiệp</em><em> (UNETI)</em><em>. Kết quả cho thấy sự khác nhau về độ tuổi của giảng viên trong tích hợp CNTT không có hạn chế nào đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng bàn là cả trình độ và nhận thức của giáng viên về CNTT có sự khác biệt rõ rệt khi ứng dụng tích hợp CNTT trong lớp học EFL tại UNETI. Nhà trường cần có chính sách khích lệ giảng viên tập trung vào bồi dưỡng và phát triển chuyên môn và hỗ trợ họ về tích hợp CNTT, bên cạnh đó cũng nên cung cấp cho lớp học thiết bị hỗ trợ học tập như máy tính và bảng thông minh giúp sinh viên tiếp cận CNTT tân tiến, để quá trình học của các em có nhiều thuận lợi</em>.</p> Phạm Thị Thúy Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 55 55 10.59266/houjs.2024.489 TÊN RIÊNG TRONG HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/490 <p><em>Theo quan niệm truyền thống, các đơn vị từ vựng của tiếng Việt thường được nói đến là từ và cụm từ cố định.Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu tên trong mối quan hệ với các đơn từ vựng khác dựa trên những tiêu chí của Từ vựng học, thì bài báo này chứng minh tên riêng có thể được tách ra thành một loại đơn vị từ vựng riêng biệt, có giá trị tương đương với từ và trở thành một loại đơn vị từ vựng chân chính. Để làm rõ mục đích này, bài báo sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học dựa trên các ngữ liệu tiếng Việt hiện hành. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm rõ vị trí quan trọng của tên riêng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và lần đầu tiên khẳng định tên riêng là một loại đơn vị từ vựng.</em></p> Phạm Tất Thắng, Nguyễn Hoàng Phương Linh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 64 64 10.59266/houjs.2024.490 PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT SHADOWING TRONG LỚP HỌC TIẾNG ANH https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/491 <p><em>Trong dạy học ngôn ngữ hiện nay, việc sử dụng kỹ thuật shadowing (nói đuổi, nói bóng) đang trở nên ngày càng phổ biến và được coi là một công cụ hữu ích trong việc cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của học viên. Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp shadowing trong giảng dạy ngoại ngữ, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào tính hiệu quả khi sử dụng shadowing và chủ yếu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu hành động định tính này nhằm mục đích trả lời câu hỏi sinh viên tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp phản hồi như thế nào và tại sao khi áp dụng kỹ thuật shadowing trong lớp học tiếng Anh. Đối tượng nghiên cứu là 20 sinh viên không chuyên năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm và quan sát là ba phương pháp thu thập dữ liệu và đối chiếu thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu được phân tích theo chủ đề (thematically analysis). Sau 4 tuần áp dụng kỹ thuật này, sinh viên phản hồi tích cực về lợi ích của shadowing với sự cải thiện phát âm, tăng sự tự tin cũng như động lực học tập.</em></p> Lưu Thị Phương Thuý , Trần Thanh Nga Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 70 70 10.59266/houjs.2024.491 PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA CÁC TỪ NỐI: VÌ - BỞI – DO - TẠI – NHỜ https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/492 <p><em>Các hư từ hay từ nối, như vì, bởi, do, tại , nhờ&nbsp; xưa nay chỉ được giải thích ý nghĩa ngữ pháp rất khái quát giống nhau là chỉ nguyên nhân (hoặc lí do), mà chưa được chỉ ra ý nghĩa riêng biệt của từng từ.Bài viết áp dụng phương pháp phân tích thành tố dựa theo các tham tố ( hay tham thể)&nbsp; trong cấu trúc nghĩa của vị từ,&nbsp; đồng thời dựa vào cách tìm các ngữ cảnh trống, tức ngữ cảnh có giá trị khu biệt nghĩa của từng từ trong một dãy từ đồng nghĩa, để phát hiện những nét nghĩa khu biệt của mỗi hư từ hay từ nối đồng nghĩa này trong dãy gồm 5 từ nối đồng nghĩa đã nêu. </em></p> Trần Thị Lệ Dung , Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Thúy Nga Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 77 77 10.59266/houjs.2024.492 CÁC KHÓ KHĂN TRONG KHI THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN NGÔN NGỮ ANH NĂM THỨ HAI TẠI TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/493 <p><em>Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin một cách có hệ thống đến một nhóm người nghe. Học và thể hiện kỹ năng thuyết trình luôn là vấn đề khó khăn đối với sinh viên (SV) chuyên ngành tiếng Anh trường Ðại học Kinh tế- Kỹ Thuật Công nghiệp (UNETI), đặc biêt là đối tượng SV năm thứ hai. Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế để điều tra những khó khăn mà 33 SV Ngôn ngữ Anh gặp phải, tác giả khảo sát để tìm ra nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện thuyết trình của SV. Các câu hỏi được sử dụng trong bảng câu hỏi tập trung vào tìm hiểu trạng thái tâm lý trước khi làm bài thuyết trình, những vấn đề SV cảm thấy khó khăn nhất khi chuẩn bị một bài thuyết trình, cách giao tiếp bằng mắt hay sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong khi thuyết trình và những vấn đề SV gặp phải khi sử dụng công cụ trình chiếu như PowerPoint. Dựa vào kết quả chính, tác giả có đưa ra một số gợi ý giúp SV cải thiện được khả năng thuyết trình của mình.</em></p> Hoàng Thị Ánh Nguyệt Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 85 85 10.59266/houjs.2024.493 KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN KHI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/494 <p><em>Thực tập tốt nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên, nó là bước đệm giúp sinh viên tự tin chuyển từ lý thuyết sang thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực tập, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Để tìm hiểu các khó khăn và đề xuất các giải pháp, nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu khảo sát đến 95 sinh viên và phỏng vấn 7 sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh, trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên. Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích tìm ra những khó khăn sinh viên gặp phải khi đi thực tập tốt nghiệp và các giải pháp cụ thể đã được đưa ra. Nhóm tác giả hi vọng rằng kết quả của nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp và góp phần thúc đẩy sự thành công của chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh.</em></p> Lê Thị Thanh Nga , Hoàng Thị Hòa Nguyễn Thị Duyên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội 2025-01-03 2025-01-03 93 93 10.59266/houjs.2024.494