Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs <p>Hanoi Open University - Journal of Science</p> vi-VN Fri, 04 Jul 2025 14:05:10 +0700 OJS 3.3.0.8 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Ở KHU DU LỊCH QUỐC GIA TRÊN CƠ SỞ TIẾP CẬN BỘ TIÊU CHÍ VỀ ĐIỂM ĐẾN CỦA HỘI ĐỒNG DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/567 <p><em>Môi trường văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia nói riêng. Đã có một số nghiên cứu về xây dựng MTVH trong lĩnh vực du lịch cũng như nghiên cứu đề xuất các bộ tiêu chí về xây dựng MTVH được thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Bài viết này nghiên cứu Bộ tiêu chí về điểm đến của Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC-D) và khả năng cụ thể hoá một số tiêu chí của Bộ tiêu chí này như là các tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa ở khu du lịch quốc gia. Việc sử dụng bộ tiêu chí GSTC-D này (với việc cụ thể hoá, bổ sung các tiêu chí) với cấu trúc thống nhất, rõ ràng sẽ góp phần đơn giản hoá việc áp dụng các tiêu chí trong khu du lịch quốc gia hướng tới tiếp cận tiêu chuẩn chung của thế giới. </em></p> Trần Thu Phương , Phạm Thị Thanh Hoan Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/567 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 DU LỊCH BẢN ĐỊA: GIẢI PHÁP BẢO TỒN GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NGƯỜI PÀ THẺN Ở HÀ GIANG https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/568 <p><em>Dân tộc Pà Thẻn chủ yếu sinh sống tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang với di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, biểu hiện qua tiếng nói, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật diễn xướng dân gian, các tập quán xã hội và lễ hội…, là tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, gây ra sự gián đoạn trong việc truyền đạt giữa các thế hệ. Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới cho thấy, du lịch do chính cộng đồng bản địa tổ chức có thể góp phần bảo tồn và phục hồi các truyền thống và di sản văn hóa của họ. Với mục đích góp phần đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ cộng đồng dân tộc Pà Thẻn ở huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bài viết phân tích vai trò của du lịch bản địa trong bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế, đồng thời đề xuất định hướng xây dựng mô hình du lịch phù hợp với đặc thù văn hóa của người Pà Thẻn.</em></p> Bùi Thị Thanh Mai , Lê Quý Đức Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/568 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 VĂN HÓA TRONG TÊN NGƯỜI TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/569 <p><em>Bài viết đã phân tích các yếu tố văn hóa trong tên người Trung Quốc thông qua việc khảo sát 5.018 tên sinh viên từ Đại học Tô Châu và Đại học </em><em>Chiết Giang, kết hợp với khảo sát 152 sinh viên về nhận thức và thái độ đối với văn hóa đặt tên. Kết quả cho thấy đa số tên người (68,3%) có cấu trúc hai âm tiết, với trường nghĩa liên quan đến đức hạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (28,6%), tiếp theo là thiên nhiên (18,4%) và văn hóa-học thuật (17,2%). Phân tích theo giới tính chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong lựa chọn trường nghĩa giữa tên nam và tên nữ, với tên nam thiên về đức tính, khí phách (32,4%) và phẩm chất, tài năng (17,8%), trong khi tên nữ thiên về thẩm mỹ (15,8%) và thiên nhiên, hoa cỏ (22,3%). Các yếu tố văn hóa truyền thống như tư tưởng Nho giáo (43,2%) và thuyết âm dương (18,7%) vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hành đặt tên, trong khi có sự kết hợp ngày càng tăng với các giá trị hiện đại. Nghiên cứu này góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong xã hội Trung Quốc đương đại.</em></p> Lê Thị Minh Thảo , Nguyễn Thị Hồng Hạnh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/569 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾM PHỤ NỮ KINH BẮC TRONG THIẾT KẾ TRANG PHỤC DẠ HỘI https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/570 <p><em>Chiếc Yếm phụ nữ Kinh Bắc tuy đơn giản, mộc mạc, nhưng từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa mặc của phụ nữ người Kinh Bắc Việt Nam. Không dừng lại ở phương diện là một loại trang phục truyền thống, ngày nay, Yếm đã được thiết kế, sáng tạo và phát triển để trở thành nhiều loại trang phục khác nhau, trong đó có trang phục dạ hội. Yếm từ trong sinh hoạt hàng ngày, trở thành một loại trang phục hiện đại, sang trọng đòi hỏi nhiều biến đổi cho phù hợp với trang phục dạ hội, quá trình biến đổi, thiết kế đó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, so sánh các đặc điểm của Yếm xưa và trang phục dạ hội hiện nay, đưa ra thảo luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đưa Yếm phụ nữ Kinh Bắc vào thiết kế trang phục dạ hội, gợi ý hướng thiết kế trang phục dạ hội lấy ý tưởng từ Yếm. Từ đó thấy rõ được tiềm năng phát triển của loại hình trang phục này.</em></p> Võ Thị Ngọc Anh , Trần Thị Thu Hằng Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/570 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HOA VĂN THỔ CẨM DÂN TỘC H’MÔNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN TẠI HÀ GIANG https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/571 <p><em>Hà Giang, với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa dân tộc phong phú, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Người H’Mông là một trong những dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Hà Giang. Họ có một nền văn hóa với lịch sử lâu đời. Nhưng đặc biệt hơn cả là hoa văn trên thổ cẩm của người dân tộc H’Mông, những hoa văn này thể hiện cho văn hóa truyền thống và tính đặc trưng trên trang phục phụ nữ của người H’Mông (</em>Phạm, 2012<em>). Trong thiết kế nội thất khách sạn tại Hà Giang, việc sử dụng hoa văn thổ cẩm dân tộc H’Mông đã trở thành một xu hướng phổ biến, mang lại không gian ấn tượng và độc đáo cho khách sạn. </em></p> Bùi Văn Anh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/571 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 VAI TRÒ CỦA GIẢI PHẪU – NHÂN TRẮC HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN THIẾT KẾ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/572 <p><em>Giải phẫu nhân trắc học có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ thời kỳ Phục Hưng với các nghiên cứu của Leonardo da Vinci, Albrecht Durer về tỷ lệ cơ thể người, tạo nền tảng cho nghệ thuật và thiết kế. Trong thế kỷ XX, nhân trắc học trở thành một lĩnh vực khoa học ứng dụng quan trọng, hỗ trợ thiết kế công thái học, sản phẩm thiết kế thời trang, nội thất, kiến trúc và đồ họa. Trong thiết kế mỹ thuật ứng dụng, sự hiểu biết về giải phẫu và nhân trắc học giúp sinh viên tạo ra sản phẩm phù hợp với cơ thể người, tối ưu trải nghiệm thực tiễn đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng. Từ thời trang, đồ họa đến thiết kế nội thất, việc áp dụng các số liệu nhân trắc giúp nâng cao chất lượng và khả năng tương tác của sản phẩm với con người. Tuy nhiên, trong thế kỉ hiện đại hóa, một số thách thức đặt ra như sự khác biệt về nhân trắc giữa các nhóm người, sự thay đổi kích thước cơ thể theo thời gian, yêu cầu kết hợp dữ liệu khoa học với yếu tố sáng tạo. Điều này đòi hỏi sinh viên không chỉ tiếp cận lý thuyết mà còn phải thực hành, nghiên cứu và thử nghiệm để áp dụng hiệu quả vào thiết kế thực tiễn.</em></p> Đỗ Thị Kim Hiên Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/572 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN LINH, THỜ TỔ TIÊN TRONG VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/573 <p><em>Tín ngưỡng là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, thể hiện qua nhiều hình thức như thờ thần linh, thờ tổ tiên, , thờ mẫu .... Văn học trung đại Việt Nam, với tư cách là kho tàng tư liệu phản ánh tư tưởng và quan niệm của xã hội, đã lưu giữ và diễn giải những tín ngưỡng này một cách sinh động. Bài viết này tập trung khảo sát các biểu hiện của tín ngưỡng trong văn hóa người Việt thông qua các tác phẩm văn học trung đại như Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục(Nguyễn Dữ), thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, cùng các tác phẩm Hán Nôm khác. Bằng cách phân tích nội dung, hình tượng và tư tưởng trong các tác phẩm văn học, nghiên cứu giúp làm rõ vai trò của tín ngưỡng trong việc định hình thế giới quan, đạo đức và bản sắc văn hóa của người Việt. Ngoài ra, đề tài cũng xem xét sự tiếp biến của các tín ngưỡng này trong xã hội. Qua đó, nghiên cứu không chỉ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa văn học và tín ngưỡng mà còn giúp hiểu sâu hơn về nền tảng tư tưởng của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.</em></p> Hoàng Thuý Nga Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/573 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 PHÂN BIỆT GIỮA KÝ HỌA VÀ DIỄN HỌA TRONG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, NỘI THẤT, THỜI TRANG https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/574 <p><em>Bài viết với mục đích thảo luận về phân biệt các vấn đề liên quan đến Ký họa và Ký họa trong đào tạo; Kiến trúc, nội thất, thời trang… Ký họa, diễn họa là môn học không thể thiếu trong đào tạo ngành mỹ thuật, cũng như trong ngành thiết kế. Ký họa, diễn họa góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành, tạo tiền đề cho tư duy sáng tạo cho người học. Đặc biệt là các chuyên ngành: kiến trúc, nội thất, thời trang... Là một phần quan trọng trong phát triển ý tưởng và cũng như tư duy thiết thiết kế các sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, từ đó góp phần cho sự phát triển các sản phẩm thiết kế sáng tạo có tính thẩm mỹ chất lượng phục vụ nhu cầu xã hội hiện đại. </em></p> Kim Duy Văn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/574 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẦU RA MÔN HỌC CƠ SỞ KIẾN TRÚC THEO GPA VÀ CLO VỚI CHỈ SỐ PI CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC - KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI, NĂM HỌC 2024-2025 https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/576 <p><em>Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kiến trúc-Trường Đại học Mở Hà Nội có môn cơ sở kiến trúc học năm thứ nhất với chuẩn đầu ra (CLO - Course Learning Outcome) gắn liền với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLO – Program Learning Outcome). Hoạt động dạy và học của môn cơ sở kiến trúc được thực hiện theo Quyết Định số 3622 ngày 4/10/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội. Qua quá trình đổi mới giảng dạy môn học (trong hai năm) 2022- 2024, giảng viên phụ trách môn học đã cải tiến môn học theo quy định của ngành kiến trúc với: đề cương chi tiết, đề thi, ma trận đề thi, đáp án&nbsp; thi hết môn, thực hiện vào điểm trên phần mềm của nhà trường. Phân tích quá trình học, thi hết môn, giảng viên thấy được những vấn đề tồn tại của hoạt động dạy và học, thi và mức độ đạt... thống kê các mức độ đạt từng CLO của sinh viên... viết báo cáo môn học với những vấn đề tồn tại, và đưa ra giải pháp điều chỉnh về nội dung kiến thức, thực hành... từ đó giúp sinh viên nâng cao điểm tích lũy GPA và nâng cao mức đạt các CLO của môn cơ sở kiến trúc. </em></p> Nguyễn Huy Hoàng Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/576 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 DẠY HIỆU QUẢ NỘI DUNG THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP - MÔN MỸ THUẬT THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/577 <p><em>Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đặt trọng tâm phát triển năng lực người học, trong đó môn Mỹ thuật được thiết kế theo hướng mở, tích hợp và thực tiễn. Thiết kế công nghiệp là một trong những nội dung mới của môn Mỹ thuật, được triển khai dạy học trong nhà trường phổ thông xuyên suốt từ lớp 6 cho đến lớp 12, theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Có không ít giáo viên quan ngại khi tiếp cận dạy nội dung này vì nhiều lí do như: kiến thức đào tạo trong chuyên ngành sư phạm mỹ thuật trước đây chưa có; tổ chức các hoạt động như thế nào để có thể truyền đạt những kiến thức, kỹ năng phù hợp cho học sinh; tổ chức nội dung này sao cho hấp dẫn đối với từng bài… Những nội dung băn khoăn của giáo viên mỹ thuật phổ thông đối với nội dung thiết kế công nghiệp sẽ được phần nào làm rõ trong bài viết này.</em></p> Đỗ Đình Tuyến Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/577 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 VAI TRÒ CỦA TRANH MINH HOẠ TRONG SÁCH ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN NAY https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/578 <p><em>Tranh minh họa trong sách đề tài lịch sử không chỉ có chức năng bổ trợ trực quan cho nội dung mà còn mang giá trị thẩm mỹ và văn hóa sâu sắc, giúp độc giả, đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp cận lịch sử một cách sinh động. Từ đó khơi gợi sự hứng thú và nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc. Bài báo tập trung phân tích cả khía cạnh nghệ thuật và vai trò truyền tải của tranh minh họa lịch sử thông qua các yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, bố cục và phong cách thể hiện. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và so sánh các ấn phẩm sách đề tài lịch sử, phân tích các ngôn ngữ hình ảnh, phong cách minh họa, kết hợp với tiếp cận liên ngành giữa mỹ thuật, lịch sử và giáo dục. Trên cơ sở đó, bài báo làm rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình sáng tạo tranh minh họa lịch sử, đồng thời đề xuất một số định hướng nhằm nâng cao chất lượng minh họa trong xuất bản sách lịch sử, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú thêm và tạo sức hấp dẫn giữa lịch sử dân tộc với độc giả hiện nay, đặc biệt là giới trẻ.</em></p> Nguyễn Hồng Thắm Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/578 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VÀ TRIẾT HỌC https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/579 <p><em>Bài viết chủ yếu </em><em>tập trung về lý luận của nghệ thuật tạo hình, nguồn gốc và sự phát triển, đặc trưng của nghệ thuật tạo hình trong Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Điện ảnh..qua đó khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật tạo hình và triết học từ thời cận đại đến hiện đại </em><em>đều hướng về mục tiêu phản ánh và tái tạo lại hiện thực xã hội hướng vào cùng một hiện tượng đều có sức thuyết phục. Những tư tưởng triết học có ý nghĩa định hướng cho nghệ thuật tạo hình, làm cơ sở và chỗ dựa tinh thần cho nghệ thuật tạo hình. Ngược lại &nbsp;nghệ thuật tạo hình biểu hiện bằng hình tượng để truyền tải đến người xem những tư tưởng mang tầm triết học về cuộc sống và thiên nhiên.</em></p> Bùi Văn Long Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội https://jshou.edu.vn/houjs/article/view/579 Fri, 04 Jul 2025 00:00:00 +0700