GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CẦU NGÓI KHU VỰC CHÂU THỔ BẮC BỘ TRONG CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI
Từ khóa:
Cầu ngói, Giá trị văn hóa và nghệ thuật, khu vực châu thổ Bắc Bộ, kiến trúc, điêu khắcTóm tắt
Ở hầu khắp mọi miền, mọi vùng của đất nước, sự hiện diện của các nhịp cầu, cây cầu được coi như những sự hiện diện tất yếu, đảm nhiệm các chức năng đời thường, giúp con người đi lại, nối kết về không gian và thời gian, phục vụ nhu cầu sinh kế, sinh hoạt thường ngày, tùy theo địa hình mỗi làng quê cư trú khác nhau. Những nhịp cầu, cây cầu đó còn luôn gắn liền với đời sống tinh thần, với môi trường sinh hoạt văn hóa của một cộng đồng cư dân nhất định, nhiều khi lại trở thành biểu tượng văn hóa cho dấu ấn một làng quê, bên cạnh những “cây đa, bến nước, sân đình”, và cũng nhiều khi, hiện hữu trên mỗi thân cầu còn là những dấu ấn/dấu tích lịch sử - văn hóa, mang đặc trưng văn hóa, thẩm mỹ - nghệ thuật, giá trị về tín ngưỡng tôn giáo của từng vùng miền. Sự hiện diện của hệ thống cầu ngói ở Việt Nam nói chung và khu vực châu thổ Bắc Bộ nói riêng có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo đậm chất dân gian được thể hiện qua bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân xưa. Mỗi cây cầu ở một không gian khác nhau có một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa bản địa ở vùng quê sinh ra nó. Từ thực trạng hiện tồn của hệ thống cầu ngói khu vực châu thổ Bắc Bộ cần giải quyết những vấn đề cốt lõi mang ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn cần đặt vấn đề ứng xử với các giá trị văn hóa nghệ thuật cầu ngói Bắc Bộ khẳng định những giá trị văn hoá nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc dân gian trong xã hội đương đại.
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Văn Anh (2015), Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cầu Ngói, chùa Lương - Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Mỹ thuật công nghiệp.
[2]. Nguyễn Du Chi (2000), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội
[3]. Nguyễn Thị Phương Duyên (2006), Cây câu trong văn hóa Nam Bộ, Kỷ yếu hội thảo “Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010”. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2006).
[4]. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Biểu tượng cây cầu – từ đời sống văn hóa đến ca do trữ tình người Việt, Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2017.
[5]. Bùi Văn Long (2017), Độc đáo Cầu ngói xứ Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 397- 2017. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch
[6]. Bùi Văn Long (2017), Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu ngói khu vực Châu thổ Sông Hồng, Tạp chí mỹ thuật số 2017-2018, Hội Mỹ thuật Việt Nam.
[7]. Chu Quang Trứ (2002), “Cây cầu trong văn hóa Việt cổ”, Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật, tập I, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
[8]. Hữu Nghị (2020) Độc lạ cây cầu hình chiếc thuyền nan úp ngược tại Hà Nội, Báo Dân trí