NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC LĂNG DINH HƯƠNG TẠI HIỆP HÒA, BẮC GIANG

Các tác giả

  • Vũ Văn Hiệp

Từ khóa:

Nghệ thuật điêu khắc, Lăng Dinh Hương, bảo tồn, trùng tu, nghệ thuật truyền thống dân tộc

Tóm tắt

Thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển phong phú đặc sắc về thể loại, loại hình, cũng như mức độ hoàn thiện, của ngôn ngữ biểu đạt kiến trúc và điêu khắc cổ Việt Nam. Nếu như ở thế kỷ (XI-XIV), nghệ thuật điêu khắc chủ yếu phục vụ trong phạm vi ngôi chùa, thế kỷ XV là các lăng mộ nhà Lê sơ thì sang thế kỷ XVII, XVIII đã có đầy đủ các loại hình chính như đình, chùa, đền, lăng và các tiểu kiến trúc khác. Sự định hình hoàn chỉnh về cấu trúc cũng như nhu cầu mạnh mẽ về tín ngưỡng đã khiến lăng mộ trở thành một diện mạo nổi bật của thế kỷ XVII - XVIII. Thời kỳ này đã có rất nhiều lăng mộ đã được xây dựng, trong đó hệ thống lăng mộ ở Hiệp Hòa, Bắc Giang nói chung, lăng Dinh Hương nói riêng là một kho tàng nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc ngoài trời rất có giá trị. Những biến động của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, sự khắc nghiệt của thời tiết, thời gian cùng sự vô thức của con người, đặc biệt việc đào trộm mộ cổ, xâm lấn đất đai di tích diễn ra thường xuyên dẫn đến lăng mộ đang bị tàn phá, hư hại nghiêm trọng. Vì vậy việc bảo tồn, trùng tu các công trình điêu khắc, kiến trúc cổ là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.

Bài viết nhằm làm rõ những giá trị độc đáo của nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc của lăng Dinh Hương Hiệp Hòa Bắc Giang, góp phần bảo tồn gìn giữ, phát huy những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống dân tộc.

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

[2]. Đặng Thị Phong Lan (2003), Nghệ thuật điêu khắc lăng mộ thế kỷ XVII, XVIII ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ, Viện Văn hóa Nghệ thuật.

[3]. Dương Quang Luân ( 2003), Hiệp Hòa phong thổ ký, Nxb Hội nhà văn.

[4]. Nguyễn Đức Năng (1978), Mỹ thuật Thời Lê Sơ, Nxb Văn Hóa Hà Nội.

[5]. Lê Tạo (2006), Nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Viện Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Nxb Thuận Hóa.

[7] Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật. Hà Nội.

trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

[8] Thái Bá Vân (1995), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Loading...