TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN DU LỊCH (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA DU LỊCH- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI)

Các tác giả

  • Trần Thu Phương, Lê Thị Linh Chi, Phan Thị Phương Mai

Từ khóa:

sinh viên, du lịch, sự gắn kết với nghề nghiệp

Tóm tắt

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tốc độ phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi du lịch càng phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực càng tăng, đặc biệt là việc giữ chân được các nhân viên muốn gắn bó lâu dài với nghề. Do đó, việc xác định được tầm quan trọng của các yếu tố tác động tới sự gắn kết với nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Bài viết dựa trên thuyết hai nhân tố của Herzberg và một số mô hình nghiên cứu đã có, tham vấn của chuyên gia làm nền tảng, từ đó đưa ra 3 nhóm yếu tố tác động tới sự gắn kết nghề nghiệp của sinh viên du lịch: nhóm yếu tố chủ quan (tính cách, mong muốn, nhận thức, năng lực), khách quan (các yếu tố đến từ cơ sở đào tạo, các yếu tố đến từ công việc, và nhóm yếu tố khác như gia đình, truyền thông).

Tài liệu tham khảo

[1]. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp – nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (2016).

[2]. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Các yếu tố tác động đến sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp tại Đồng Nai, tạp chí Công thương số tháng 4/2021, (2021).

[3]. Huỳnh Trương Huy, Đoàn Thị Tuyết Kha, Nguyễn Thị Tú Trinh, Nhận thức nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch

[4]. tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Giáo dục và Công nghệ số 8, tháng 11/2019, (2019).

[5]. Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Như Hiếu, Nguyễn Hằng, Hoàng Anh Viên, Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trường hợp khách sạn 3 sao tại Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 276, tháng 6/2020, (2020).

[6]. Tạp chí Công Thương, Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 18, tháng 7 năm 2021, (2021).

[7]. Nguyễn Thị Đoan Trang, Sự gắn kết của sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học: Nghiên cứu thông qua giá trị dịch vụ cảm nhận và mục đích cuộc sống, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, số 2/2019, (2019).

Tiếng Anh

[1]. Andrew James Clements, Caroline Kamau, Understanding students’ motivation towards proactive career behaviours through goal-setting theory and the job demands– resources model, Studies in Higher Education, Volume 43, 2018 - Issue 12, (2018).

[2]. LiweiHsu, Work motivation, job burnout, and employment aspiration in hospitality and tourism students—An exploration using the self-determination theory, Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, Volume 13, (2013).

[3]. Molly Gigli, Job Commitment: Definition & Overview, Study.com (2016)

[4]. Seo Ah Park, Hong-bumm Kim & Kwang-Woo Le, Perceptions of determinants of job selection in the hospitality and tourism industry: The case of Korean university students, Journal of Human Resources in Hospitality & Tourism, Volume 16, (2017).

[5]. Scott Richardson, Undergraduate Tourism and Hospitality Students Attitudes Toward a Career in the Industry: A Preliminary Investigation, Journal of Teaching in Travel & Tourism Volume 8, 2008 - Issue 1 (2008).

[6]. Tamer Atef, Masooma Al Balushi, Omani tourism and hospitality students’ employment intentions and job preferences: Ramifications on Omanization plans, Quality Assurance in Education

[7]. Volume 25 Issue 4, ISSN: 0968-4883, (2017).

Loading...