HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI NẤM NỘI SINH PHÂN LẬP TỪ CÂY DƯỢC LIỆU HỌ THÔNG ĐẤT VIỆT NAM

Các tác giả

  • Phạm Thanh Hà, Trịnh Thị Thu Hà, Phạm Thị Thoa, Đào Thị Hồng Vân, Lê Thị Minh Thành

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2023.326

Từ khóa:

đối kháng vi sinh vật gây bệnh, enzyme ngoại bào, vi nấm nội sinh, Lycopodiaceae

Tóm tắt

Vi nấm là một trong những nguồn tiềm năng cung cấp các hợp chất tự nhiên. Trong nghiên cứu này, 5 chủng nấm nội sinh có khả năng sinh tổng hợp huperzine phân lập từ một số loài thảo dược thuộc họ Thông đất Việt Nam đã được đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và sinh enzyme ngoại bào. Các chủng đều có khả năng kháng từ 2-5 chủng vi sinh vật (VSV) gây bệnh kiểm định và sinh tổng hợp từ 2-7 loại enzyme ngoại bào. Chủng TĐ02-2.7 có phổ kháng khuẩn rộng nhất, kháng 5/6 chủng VSV kiểm định bao gồm Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Salmonella enterica, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, và Candida albicans; sau đó đến chủng HG02-27 ức chế 4/6 chủng ngoại trừ 2 chủng S. enterica và C. albicans. Các chủng có hoạt tính đối kháng VSV kiểm định khá cao, đường kính vòng đối kháng S. aureus từ 35-42 mm, P. aeruginosa từ 28-35 mm, C. albicans từ 28-34 mm và B. cereus từ 26-32 mm. Đáng chú ý là các chủng THG1-18 có khả năng sinh tổng hợp cả 7 loại enzyme được thử nghiệm (lipase, protease, cellulose, gelatinase, phosphatase, amylase và β-galactosidase); chủng TTD2-2,7 và THG2-27 vừa có phổ kháng rộng VSV gây bệnh (4-5 loài VSV thử nghiệm) cũng như khả năng sinh đa dạng enzyme ngoại bào (5-6 loại). Nghiên cứu này bước đầu cho thấy, các chủng vi nấm ngoài khả năng sinh tổng hợp huperzine còn có thể mang đến tiềm năng ứng dụng làm nguồn nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm khác phục vụ trong nông nghiệp, môi trường hoặc công nghiệp chế biến.

Tài liệu tham khảo

. Dela Cruz T E E, J M O Torres (2016). Gelatin hydrolysis test protocol. American: Socienty for Microbiology. 10p

. Diep C. N., Phong N. T., Tam H. T. (2016). Phylogenetic diversity of culturable fungi associated with sponges Leucosolenia sp. and Hexactinosa sp. In Ha Tien sea, Kien Giang, Viet Nam. Int. J. Pharm. Sci., 12: 294-308.

. Eriana S. B., Daison O. S., Flavia M. L. P. (2000). A practical method for screening for β-galactosidase secreting microbial colonies. Braz. J. Microbiol. 31:37-38.

. Hankin L., Anagnostakis S.L. (1975). The use of solid media for detection of enzyme production by fungi. Mycologia. 67:597-607.

. https://123docz.net/document/3585870-phan-lap-tuyen-chon-nhung-chung-nam-moc-co-kha-nang-sinh-tong-hop-enzyme-cellulase-cao-ung-dung-vao-qua-trinh-u-phan-huu-co-tu-vo-trai-cacao.htm

. Jia M., Chen L., Xin H. L. (2016). A friendly relationship between endophytic fungi and medicinal plants: A systematic review. Front. Microbiol. 7: 906-921.

. Meenu K., Arshia S., Gurpreet S., Priya W., Rajinder K. (2017). Phylogeny, antimicrobial, antioxidant and enzyme-producing potential of fungal endophytes found in Viola odorata. Ann. Microbiol. 67: 529-540.

. Nguyễn Thị Mai Hương, Hoàng Văn Tuấn, Đặng Thảo Yến Linh, Chu Xuân Quang , Phạm Thị Thu Hoài (2021). Phân lập và sàng lọc các chủng nấm cộng sinh vùng rễ cây dược liệu được trồng tại Việt Nam có khả năng phân giải photphat và sản sinh chất kích thích sinh trưởng IAA. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. 68:7-14.

. Nguyễn Thị Minh Khanh, Nguyễn Thị Trang, Lê Hồng Quang, Phạm Thị Lan Anh (2020). Nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp protease của một số chủng nấm mốc thuộc chi Aspergillus. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam. 62 (11): 33-37.

. Phan Thị Hoài Trinh, Trần Thị Thanh Vân, Ngô Thị Duy Ngọc, Cao Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hoa, Đinh Thành Trung, Huỳnh Hoàng Như Khánh, Lê Đình Hùng (2019). Đánh giá hoạt tính kháng sinh và chống oxy hóa của một số chủng vi nấm phân lập ở vùng biển Nha Trang. Tạp chí sinh học. 41: 409-417.

. Reserch Institute for functional food. Tổng quan về cây thông đất. https://riff.vn/vi/cay-thong-dat

. Rios J. L., Recio M. C., Villar A. (1988). Screening methods for natural products with antimicrobial activity: a review of the literature. J. Ethnopharmacol. 23:127-149.

. Zhang X. Y., Zhang Y., Xu X. Y., Qi S. H. (2013). Diverse deep-see fungi from the South China Sea and their antimicrobial activity. Curr. Microbiol. 67(5): 525-530.

Loading...