GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG KẾT NỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI TRONG KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ
DOI:
https://doi.org/10.59266/houjs.2024.350Từ khóa:
đào tạo mỹ thuật ứng dụng, giải pháp, kết nối với doanh nghiệp, kỷ nguyên công nghệ sốTóm tắt
Nâng cao chất lượng đào tạo cho lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Hiện nay các cơ sở đào tạo chuyên ngành về thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, hoành tráng, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc… tập trung tại các khu vực Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Các trường, trung tâm đào tạo này đã và đang nỗ lực quan tâm đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về mỹ thuật ứng dụng đạt chất lượng cao phù hợp với nền kinh tế tri thức. Với mong muốn đổi mới và nâng cao trình độ đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực góp phần phát triển kinh tế xã hội. Nội dung tham luận đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo theo hướng mở, toàn diện sử dụng phù hợp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và xã hội hiện nay.
Tài liệu tham khảo
. Võ Thị Ngọc Anh, Giáo dục nghệ thuật và nghệ thuật ứng dụng trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, Huế, (2022).
. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành, Nghị quyết số 27-NQ/TW về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
. Nguyễn Thị Lan Hương (2023), Nâng cao chất lượng đào tạo thạc sỹ các ngành mỹ thuật ứng dụng, Kỷ yếu hội thảo, Hội nghị khoa học khoa sau Đại học, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
. Nguyễn Ngọc Dũng (2002), Design vì cuộc sống, Tham luận Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần 2.
. Nguyễn Xuân Nghị (2016), Những đóng góp của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong sự nghiệp đào tạo họa sĩ mỹ thuật ứng dụng – nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo, trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.