NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Các tác giả

  • Lê Công Anh và Phạm Dương Hoàng

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2024.430

Từ khóa:

Vướng mắc, sai lầm, thực tiễn, áp dụng pháp luật hình sự, tội cướp tài sản, nâng cao hiệu quả

Tóm tắt

Bài viết phân tích làm rõ những vướng mắc, sai lầm trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự (BLHS), trong đó đã làm rõ những hạn chế như việc nhận thức chưa đúng các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản; áp dụng không đúng quy định của Bộ luật hình sự; chưa áp dụng đầy đủ các quy định của Bộ luật hình sự; chưa vận dụng đúng chính sách pháp luật hình sự. Bài viết cũng phân tích rõ hai nguyên nhân của những vướng mắc, sai lầm này là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ người tiến hành tố tụng còn hạn chế; quy định của pháp luật hình sự còn có những hạn chế; văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ; án lệ về hình sự còn ít. Từ đó, bài viết kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản.     

Tài liệu tham khảo

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

[2]. Nhật Nam, Công an Hà Nội: Cảnh báo, phòng ngừa tội phạm cướp tài sản, đăng trên Báo Điện tử Chính phủ ngày 24/7/2023. Nguồn: https:// baochinhphu.vn/cong-an-ha-noi-canh- bao-phong-ngua-toi-pham-cuop-tai- san-102230724174512335.htm.

[3]. Nguyễn Ngọc Hòa (2013), Tội phạm và cấu thành tội phạm. Nxb. Công an nhân dân.

[4]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

[5]. Lê Hoàng Việt Lâm, Anh Minh, An ninh con người - Mục tiêu của phát triển, Tạp chí Xây dựng Đảng online, đăng ngày 22/10/2021. Nguồn: https:// xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va- cuoc-song/an-ninh-con-nguoi-muc- tieu-cua-phat-trien-tiep-15921.

[6]. Quốc hội, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13.

[7]. Vũ Thị Phương Thảo, Dự báo tình hình và các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến phòng ngừa tái phạm tội, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số Chuyên đề 02/2022, tr. 51-54.

[8]. Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Dương, Bản án hình sự sơ thẩm số: 85/2023/HS-ST ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Dương.

[9]. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận, Bản án số 71/2023/HS-PT ngày 11/7/2023 xét xử các bị cáo phạm tội cướp tài sản.

[10]. Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Bản án hình sự sơ thẩm số 30/2023/HS-ST ngày 11 tháng 4 năm 2023 xét xử các bị cáo phạm tội cướp tài sản.

[11]. Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Bình Dương, Bản án hình sự sơ thẩm số 236/2022/HS-ST ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố D, tỉnh Bình Dương.

[12]. Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, Bản án số 31/2024/HS-PT ngày 18/3/2024 xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Tiến C và Phạm Văn H1 phạm tội cướp tài sản.

[13]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần chung. Nxb. Công an nhân dân.

[14]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Tập 1. Nxb. Công an nhân dân.

[15]. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thống kê tình hình thụ lý, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giai đoạn 2018-2023

[16]. Võ Khánh Vinh (2021), Áp dụng pháp luật hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2021

[17]. Võ Khánh Vinh, Thực trạng cải cách tư pháp ở nước ta thời gian qua và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam, đăng ngày 25/9/2021. Nguồn: https://lsvn.vn/thuc-trang-cai- cach-tu-phap-o-nuoc-ta-thoi-gian-qua- va-nhung-van-de-dat-ra1632586508. html.

[18]. Võ Khánh Vinh, Về chiến lược phát triển nhân lực tư pháp quốc gia, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử đăng ngày 13/9/2021. Nguồn: https://www. tapchitoaan.vn/ve-chien-luoc-phat- trien-nhan-luc-tu-phap-quoc-gia.

Tải xuống

Loading...