SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HOA VĂN THỔ CẨM DÂN TỘC H’MÔNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT KHÁCH SẠN TẠI HÀ GIANG

Các tác giả

  • Bùi Văn Anh

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2025.571

Từ khóa:

thiết kế nội thất, thiết kế khách sạn, hoa văn thổ cẩm H’Mông, hoa văn

Tóm tắt

Hà Giang, với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa dân tộc phong phú, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Người H’Mông là một trong những dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Hà Giang. Họ có một nền văn hóa với lịch sử lâu đời. Nhưng đặc biệt hơn cả là hoa văn trên thổ cẩm của người dân tộc H’Mông, những hoa văn này thể hiện cho văn hóa truyền thống và tính đặc trưng trên trang phục phụ nữ của người H’Mông (Phạm, 2012). Trong thiết kế nội thất khách sạn tại Hà Giang, việc sử dụng hoa văn thổ cẩm dân tộc H’Mông đã trở thành một xu hướng phổ biến, mang lại không gian ấn tượng và độc đáo cho khách sạn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đinh, V. B. (2018). Hoa văn thổ cầm và văn hóa dân tộc H’Mông. Nhà Xuất Bản Tri Thức.

[2]. Lê, V. Đ. (2019). Hoa văn thổ cầm trong văn hóa dân tộc H’Mông. Nhà Xuất Bản Chính Trị Xã Hội.

[3]. Lý, T. M. C. (2010). Hoa văn thổ cẩm dân tộc H’Mông. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[4]. Nguyễn, V. A. (2015). Nghệ thuật hoa văn thổ cẩm của người H’Mông ở Việt Nam. Nhà Xuất Bản Văn Học.

[5]. Phạm, T. H. (2012). Hoa văn truyền thống của dân tộc H’Mông. Nhà Xuất Bản Thế Giới.

Tải xuống

Loading...