MỐI QUAN HỆ GIỮA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Từ khóa:
Tranh chấp hành chính, quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết tranh chấp hành chính, thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng hành chínhTóm tắt
Tóm tắt: Tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là loại tranh chấp phổ biến và diễn ra gay gắt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Khi xảy ra tranh chấp, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn khiếu nại đến chủ thể quản lý hành chính về đất đai để giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng hành chính. Đây là những phương thức giải quyết tranh chấp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng hành chính; mối liên hệ giữa các phương thức giải quyết tranh chấp này để áp dụng pháp luật thống nhất và đảm bảo quyền tự định đoạt phương thức giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai của cá nhân, tổ chức.
Tài liệu tham khảo
[1]. Quốc Hội, Luật Khiếu nại năm 2011;
[2]. Quốc Hội, Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
[3]. Nguyễn Phương Dung, “Đối tượng của khiếu nại về thu hồi đất – Những vấn đề pháp lý đặt ra”, Tạp chí Nghề Luật, số 01/2020, tr.20-23;
[4]. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thùy Linh, Bùi Thị Đào, Hoàng Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Quang “Khiếu kiện hành chính và giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2017;
[5]. Nguyễn Thắng Lợi, “Giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ, năm 2015;
[6]. Trần Đình Nhã, “Một số vấn đề về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, kiểm soát hoạt động tư pháp”, Tạp chí Lập pháp, số 16/2013, tr.17-21.