TÍNH THẨM MỸ CỦA KHÔNG GIAN HAI CHIỀU TRONG MỘT VÀI TÁC PHẨM HỘI HỌA HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Các tác giả

  • Viện Đại học Mở Hà Nội admin

Từ khóa:

Không gian, hai chiều, Hiện đại, hậu hiện đại, biểu cảm, thẩm mỹ, ước lệ

Tóm tắt

Cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) đã ảnh hưởng bao trùm lên tư tưởng sáng tạo của rất nhiều nghệ sĩ đương đại. Sự ra đời của hàng loạt các khái niệm mới: Anti-art (phản nghệ thuật ); Outsider art (nghệ thuật Bên ngoài); Neo-DaDa (Tân DaDa); Conceptual art (nghệ thuật Khái niệm); Psychedelic art (nghệ thuật Ảo giác

); Pop art (nghệ thuật Bình dân); Visionary art (nghệ thuật Hư ảo); Fluxus art (nghệ thuật Dòng chảy); Interactive art (nghệ thuật Tương tác); Assemblage art (nghệ thuật kết hợp); Postminialism art (nghệ thuật Hậu tối giản); Land art (nghệ thuật Miền đất); Installation art (nghệ thuật Sắp đặt); Lowbrow art (nghệ thuật Ít học); Graffiti art (nghệ thuật tranh trên tường đường phố); Digital art (nghệ thuật Kỹ thuật số); Telematic  art (nghệ thuật  viễn thông); Performance art (nghệ thuật Trình diễn); Video art (nghệ thuật Video); Neo- expressionism (nghệ thuật Tân biểu hiện); Appropriation art (nghệ thuật Chiếm hữu); Neo- Conceptual art (nghệ thuật Tân khái niệm ); ASCII art (nghệ thuật thiết kế đồ họa có sử dụng máy tính); Pevement art (nghệ thuật vẽ trên vỉa hè ); Plop art (nghệ thuật công cộng ); Live art (nghệ thuật Sống); Internet art (Nghệ thuật internet)… được gọi là các trào lưu của nghệ thuật hậu hiện đại (postmodermism art) và cũng được gọi chung là: nghệ thuật đương đại (bởi những trường phái trên thuộc về lĩnh vực mỹ thuật nên ta có thể gọi chính xác hơn là nghệ thuật thị giác đương đại) đã tạo nên những làn sóng mới trong thế giới nghệ thuật ở giữa và cuối thế kỷ 20…

Qua lịch sử sự hình thành các quan niệm của xu hướng thẩm mỹ và những trải nghiệm của chính người nghệ sĩ, chúng ta có thể nhận thấy rằng:Từ khi hội hoạ ra đời nhiều hoạ sĩ luôn có mong muốn chuyển thể thực tại trong trí tưởng tượng thành các cấu trúc của hình thể, màu sắc và đường nét có thể kiểm soát được bằng lí trí theo kiểu tiếp nhận bản chất thực tại. Theo đó, quan niệm tái hiện không gian tự nhiên bằng phương pháp thấu thị với tuyên ngôn là phục chế thiên nhiên lên mặt tranh được lấy làm thước đo đánh giá tác phẩm, thiên nhiên ấy hiển thị trong tranh phải giống hay gần giống. Trong thực tế, tự nhiên luôn vận động và mang trong nó mọi sự biến đổi. Vì vậy, ở đây ta không bàn đến kỹ thuật tả không gian bằng cách vờn hình, tả khối tạo chiều sâu không gian như phương pháp phối cảnh thấu thị. Bài viết muốn đề cập đến vấn đề tư duy đơn giản và ước lệ hoá hiện thực. Tuy rằng, những biểu hiện tư duy nghệ thuật hai chiều chưa đạt đến độ triệt để, song rõ ràng nó đã tiểm ẩn một năng lực biểu cảm đặc biệt để rồi sau này chúng ta sẽ thấy sư vận động của nó kéo dài và phát triển mạnh mẽ hơn trong hàng loạt các sáng tác ở giai đoạn Hiện đại và Hậu hiện đại trong nền nghệ thuật Thế giới.

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thanh Đức (2003), Nghệ thuật Modec và hậu modec, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội

[2] Nguyễn Hồng Hưng (2015), Nguyên lý thị giác, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM

[3] Đặng Bích Ngân (Chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4] Vương Quốc Chính (2010), Luận văn tốt nghiệp cao học Mĩ thuật “Ý thức về chiều thứ 3 trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam”.

[5] Đào Duy Thanh (2002), Mỹ học đại cương, Nxb Thành phố Hố Chí Minh

[6] Phạm Công Thành (1983), Không gian trong tranh, Nxb Văn hoá, Hà Nội

Loading...