TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 1986

Các tác giả

  • Trần Thị Biển

Từ khóa:

Đặc điểm nghệ thuật, tranh cổ động Việt Nam, trước thời kỳ đổi mới

Tóm tắt

Tranh cổ động có thể được lưu giữ lâu dài, hình thành và phát triển như một nhu cầu mang tính khách quan của đời sống xã hội Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử. Với mục đích tuyên truyền, tranh cổ động đã được các họa sĩ tìm tòi và hình thành tiếng nói riêng, đó là quá trình khái quát hóa hình ảnh, biểu thị nội dung thông tin gây ấn tượng về thị giác hướng tới đông đảo quần chúng. Thực chất tranh cổ động có mặt ở khắp mọi nơi, đóng vai trò quan trọng trong đời sống đất nước, qua các cuộc chiến tranh giành độc lập. Các chủ đề của tranh cổ động đã thực sự tác động tích cực đến nhiều mặt của cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất, thúc đẩy tinh thần cũng như nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Tranh cổ động Việt Nam được thể hiện bằng ngôn ngữ của nghệ thuật đồ hoạ, chắt lọc hình tượng điển hình, phù hợp với nội dung và nhu cầu của người thưởng ngoạn. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu tranh cổ động được các họa sĩ sáng tác giai đoạn trước đổi mới (1975 – 1986) nhằm đề cao vai trò của tranh cổ động tuyên truyền, thể hiện tính nhân văn và sự lạc quan lãng mạn của đời sống nhân dân trong từng thời điểm, góp phần tô đẹp cho sự phồn vinh của đất nước.

Tài liệu tham khảo

[1]. Dương Anh (2014), Lưu mãi trong tâm tranh tuyên truyền cổ động, Nghiên cứu Mỹ thuật, số 2, tr. 34 – 39.

[2]. Bảo tàng cách mạng Việt Nam (2007), 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[3]. Mai Văn Hiến (1968), “Trên cơ sở tranh cổ động đang được phát triển tiến tới có nhiều tranh cổ động hay đẹp hơn nữa”, Tạp chí Mỹ thuật, số 2, tr. 23 – 32.

[4]. Ngô Đức Lâm (2016), Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong tranh cổ động đề tài nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 1954 – 1986, Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.

[5]. Vũ Huy Thông (2012), Nghệ thuật tranh cổ động Việt Nam 1945 – 1975, đề tài cơ sở, viện Mỹ thuật – trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.

[6]. Đào Mai Trang (2017), Hoạ sĩ khoá kháng chiến, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Lê Quân (1976), “Tranh cổ động, một vũ khí chiến đấu sắc bén”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2, tr. 56- 58.

[8]. Nguyễn Hải Yến (2012), Từ Hà Nội lên chiến khu cách mạng, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh, số 3, tr.14 -17.

Loading...