ĐIỀU CHẾ, THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN BACOSIDE A3 VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CAO RAU ĐẮNG BIỂN Ở CÁC ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT KHÁC NHAU

Các tác giả

  • Lê Minh Hà*, Ngọ Thị Phương*, Phạm Thị Nhung*, Phương Văn Thu*, Lưu Văn Chính*, Đỗ Thị Thanh Huyền*, Lê Ngọc Hùng

Từ khóa:

Rau đắng biển, Bacopa monnieri, hàm lượng bacoside tổng, bacoside A3, HPLC, định lượng

Tóm tắt

Bacoside là nhóm hợp chất triterpene glycosid có cấu trúc nhân dammarane, được biết đến là thành phần hóa học chính, sở hữu nhiều hoạt tính sinh học quý báu, đặc biệt là tác dụng trên hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi của rau đắng biển (Bacopa monnieri). Bacoside A3 là một trong những hợp chất bacoside chính được tìm thấy trong rau đắng biển, chịu trách nhiệm cho hoạt tính của nhóm chất bacoside và được sử dụng như chất chuẩn để phân tích xác định hàm lượng bacoside tổng trong dược liệu hoặc cao chiết rau đắng biển. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chất chuẩn Bacoside A3 chưa có sẵn mà phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao và thời gian đặt hàng kéo dài. Vì vậy để chủ động trong việc tự tạo nguồn nguyên liệu chất chuẩn trong nước, trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả điều chế, thiết lập chất chuẩn bacoside A3 (với độ sạch cao ≥ 98%, hiệu suất đạt 0,006% so với dược liệu mẫu khô) từ dược liệu rau đắng biển thu tại Thanh Hoá. Đồng thời xây dựng quy trình định lượng bacoside tổng (tính theo tổng hàm lượng của 5 hợp chất bacoside chính là: bacoside A3, bacopaside I, bacopaside II, bacopaside X, và bacopasaponin C) theo chất chuẩn bacoside A3. Quy trình phân tích có độ lặp lại, độ chính xác và độ nhạy cao, được áp dụng để đánh giá chất lượng cao chiết rau đắng biển Việt Nam ở các điều kiện chiết xuất khác nhau. Kết quả cho thấy phương pháp chiết 5 (ngâm dược liệu rau đắng biển khô với nước ở nhiệt độ phòng 8 giờ sau đó loại nước và chiết mẫu với cồn 96 độ ở 60oC) tạo ra cao chiết có hàm lượng bacoside tổng là cao nhất (10,6%). Đây là lần đầu tiên hợp chất bacoside A3 được điều chế và thiết lập làm chất chuẩn từ dược liệu rau đắng biển của Việt Nam và được áp dụng để đánh giá chất lượng của các cao chiết rau đắng biển ở các điều kiện chiết xuất khác nhau.

Tài liệu tham khảo

[1]. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 511.

[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2006. Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 668-670.

[3]. Bhandari Pamita, Sendri Nitisha,Devidas Shinde Bhagatsing, 2020. Dammarane triterpenoid glycosides in Bacopa monnieri: A review on chemical diversity and bioactivity. Phytochemistry. 172, Article ID 112276.

[4]. Ashley Dowell, George Davidson, and Dilip Ghosh, 2015. Validation of Quantitative HPLC Method for Bacosides in KeenMind. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. Article ID 696172, 8 pages http://dx.doi.org/10.1155/2015/696172.

[5]. British Pharmacopoeia, 2020. Herbal Drugs, Herbal Drug Preparations and Herbal Medicinal Products. Volume 4.

[6]. The United States Pharmacopoeia, 2018. USP 41, NF 36. Volume 3, 4456-4459.

[7]. Zhi Yu, Xie-Shu Wang & Ze-Hua Hu, 2014. Dammarane-type saponins from Ziziphus jujube. Journal of Asian Natural Products Research. 16(2), 200-205.

[8]. S Rastogi , R Pal, Kulshreshtha DK, 1994. Bacoside A3--a triterpenoid saponin from Bacopa monniera. Phytochemistry. 36(1), 133-137.

[9]. Watoo Phrompittayarat, Waraporn Putalun, Hiroyuki Tanaka, Kanchalee Jetiyanon Sakchai Wittaya-areekul and Kornkanok Ingkaninan, 2007. Comparison of Various Extraction Methods of Bacopa monnieri. Naresuan University Journal. 15(1), 29-34.

[10]. Watoo Phrompittayarat, Sakchai Wittaya- areekul, Kanchalee Jetiyanon, Waraporn Putalun, Hiroyuki Tanaka, Kornkanok Ingkaninan, 2008. Stability Studies of Saponins in Bacopa monnieri Dried Ethanolic Extracts. Planta Med. 74(14), 1756-1763.

Loading...