NGHIÊN CỨU THU NHẬN DỊCH CHIẾT GIÀU ACID AMIN TỪ NHỘNG TẰM BẰNG ENZYM

Các tác giả

  • Vũ Kim Thoa, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thu Hiền

Từ khóa:

Pluriamin, acid amin, nhộng tằm, peptid sinh học, enzyme

Tóm tắt

Pluriamin là hỗn hợp acid amin tự nhiên thu được chiết xuất từ nhộng tằm khô. Trong hỗn hợp đó gồm nhiều acid amin thiết yếu quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein,… Pluriamin cung cấp acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường thể trạng. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối quan hệ về số lượng và chất lượng của các acid amin khác nhau trong protein đó các acid amin có đặc tính thúc đẩy phát triển của cơ thể như: arginin, tryptophan, acid glutamic, prolin, cystein, serin, tysosin. Các acid amin thiết yếu đối với cơ thể là: Methionin, lysin, tryptophan, phenylalanin, leucin, isoleucin, threonin, valin. Trong nghiên cứu này, các acid amin từ nhộng tằm được chiết xuất bằng phương pháp sử dụng enzyme protease nhằm thu nhận hỗn hợp acid amin và các peptid sinh học có giá trị, có tiềm năng ứng dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thực phẩm chức năng. Hàm lượng acid amin tổng thu được khi thủy phân bằng protease được xác định bằng phương pháp chuẩn độ formol, kết quả đạt 22.7 g/l. Phân tích sản phầm thủy phân bằng sắc ký TLC cho thấy trong dịch chiết chứa các acid amin có giá trị cao như lysine, alanine, glutamic…

Tài liệu tham khảo

[1]. Lương Đức Phẩm, “Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm”. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2002

[2]. Đồ hộp. Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi. TCVN 4589:1988. Năm 1988; 2008-12-30, 2918/QĐ-BKHCN

[3]. Nguyễn Mạnh Tuấn, “Phân lập tuyển chon một số chủng Lactobacillus có khả năng sinh axit lactic cao từ các sản phẩm lên men”, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2012.

[4]. Phan Thanh Tâm, Phạm Công Thành “Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng nem chua”. Tạp chí KH&CN các trường ĐH kỹ thuật, số 62 , trang 76 – 81, 2007.

[5]. Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết, Kiều Hữu Ảnh, Nguyễn Thị Giang, “Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn lactic phân lập trên địa bàn Hà Nội” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 24 (2008) 221-226

[6]. Lê Xuân Phương, “Thí nghiệm vi sinh vật học”. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2009. 42-58

Loading...