DANH HIỆU “TIẾT PHỤ” “TIẾT HẠNH KHẢ PHONG” THỜI PHONG KIẾN

Các tác giả

  • Đỗ Thị Thanh Huyền

Từ khóa:

Phụ nữ, Tiết hạnh, Đạo đức, Nho giáo, Xã hội phong kiến

Tóm tắt

Trong hội phong kiến Việt Nam, người phụ nữ không được học hành qua sách vở trên ghế nhà trường, nhưng họ được giáo dục từ trong gia đình, dòng tộc, theo quan niệm đạo đức Nho giáo, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “tam tòng, tứ đức”, để chấp thuận thân phận làm vợ với vị trí rất thấp trong gia đình và xã hội. Nhiều phụ nữ chẳng may góa chồng từ khi còn trẻ, họ tuân thủ ph ương châm “thủ tiết thờ chồng” và chịu rất nhiều thiệt thòi cho chặng đời còn lại. Nhà nước phong kiến từ thời Lê đã tôn vinh những phụ nữ này, ban cho họ danh hiệu “Tiết phụ”, “Tiết hạnh khả phong” với chế độ tiền, vật chất theo các mức.

Dựa vào các tư liệu trong sử cũ và tư liệu điền dã, bài viết làm rõ nguồn gốc, bản chất của danh hiệu “Tiết phụ”, qua đó làm rõ vị trí, thân phận xã hội của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tập 2.

[2]. Khuyết danh (2016), Đại Việt sử ký tục biên, bản dịch, Nxb. Hồng Bàng.

[3]. Levi Strauss, C (1952), “Social structure”, in A.L Croeber (ed), Anthreopo;ogy today, Chicago : Chicago University Press.

[4]. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tập 1, tập 2.

[5]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tập Một, tập Hai.

[6]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002 - 2007), Đại Nam thực lục, bản dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tập Một (2002), tập Hai, Ba (2004), tập Bảy (2007).

[7]. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, bản dịch, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 4 tập.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC NHÂN VĂN
Loading...