THÀNH PHẦN HÓA HỌC VỎ CÂY BÀNG (HỌ TRÂM BẦU)
DOI:
https://doi.org/10.59266/houjs.2023.257Keywords:
cây Bàng, họ Trâm bầu, tricin, quercitrin, axit oleanolic, axit arjunolicAbstract
Cây Bàng tên khoa học là Terminalia catappa L. thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae). Cây Bàng là loài cây thân gỗ sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cây Bàng đã được biết đến là cây thuốc quan trọng. Các nghiên cứu dược lý về loài cây này cho thấy có các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và chống ung thư. Mặc dù nhiều loài cây Terminalia ở vùng nhiệt đới châu Á (bao gồm cả Việt Nam) đã được sử dụng trong y học cổ truyền, nhưng có rất ít nghiên cứu về hóa thực vật của loài Terminalia catappa L. (tên địa phương là Bàng) ở Việt Nam. Tiếp tục quan tâm đến loài thực vật này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học vỏ thân cây Bàng (Terminalia catappa) được thu thập tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Vỏ thân cây Bàng được chiết xuất bằng các dung môi như n-hexan và metanol. Phần cặn chiết xuất được xử lý bằng sắc ký cột trên silica gel 60 (Merck, 40-63 μm), silica gel 100 (Merck, 63-200 μm) và sephadex LH-20. Trên cơ sở dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR ( 1H-NMR, 13C - NMR HMBC, HSQC), phổ khối (MS) và so sánh dữ liệu phổ với tài liệu, sáu hợp chất đã được phân lập và xác định là tricin (1), quercitrin (2), methyl galat(3), axit galic (4) axit oleanolic (5) và axit arjunolic (6). Đây là lần đầu tiên hai hợp chất tricin (1) và quercitrin(2) được phân lập từ cây Bàng (Terminalia catappa).
References
[1]. Cock, IE. - The medicinal properties and phytochemistry of plants of the genus Terminalia (Combretaceae). Inflammopharmacology, 23 (5) (2015) 203- 229.
[2]. Arumugam Vijaya Anand, Natarajan Divya, Pannerselvam Punniya Kotti. - An updated review of Terminalia catappa. Pharmacognosy Reviews 9 (18) (2015) 93-98.
[3]. Chen PS and Lin TC. - Folk medicine Terminalia catappa and its major tannin components are effective in ovary cells. Cancer letters52 (2000) 115-122.
[4]. Divya N, Vijaya Anand A. Phytochemical investigation and in vitro anti-diabetic activity of Terminalia catappa leaves. Int J ofPhyto Pharm 4 (2014)132-4.
[5]. Sangavi R, Venkatalakshmi P, Brindha P. Anti-bacteria Activity of Terminalia catappa L. Bark Against some Bacterial Pathogens. World J Pharm Pharm Sci. 4(9) (2015) 987-992.
[6]. Gao J, Tang X, Dou H, Fan Y, Zhao X, Xu Q. - Hepatoprotective activity of Terminalia catappa L. leaves and its two triterpenoids. J Pharm Pharmacol 56 (2004)1449-55.
[7]. Yun-Lian Lin, Yueh-Hsiung Kuo, Ming-Shi Shiao, Chien-Chih Chen and Jun-Chih Ou. - Flavonoid glycosides from Terminalia catappa L.. Journal of the Chinese Chemical Society 47 (2000) 253-256.
[8]. Ho Dac Hung, Doan Duy Tien, Nguyen Thi Ngoan, Ba Thi Duong, Do Quoc Viet, Pham Gia Dien, Bui Kim Anh. Chemical constituents from the leaves of Terminalia catappa L. (Combretaceae). Vietnam Journal of Science and Technology 60 (4) (2022) 625-630.
[9]. Augusto L. Santos, Eduardo S. Yamamoto, Luiz Felipe D. Passero, Marcia D. Laurenti, Ligia F. Martins, Marta L. Lima, Miriam Uemi, Marisi G. Soares, Jo~ao Henrique G. Lago, Andre G. Tempone, and Patricia Sartorelli Chem.- Antileishmanial activity and immunomodulatory effects of tricin isolated from leaves of Casearia arborea (Salicaceae). Chem. Biodiversity (2017) 14, e1600458.
[10]. Mi Li, Yunqiao Pu, Chang Geun Yoo, Arthur J. Ragauskas. - The Occurrence of tricin and its derivatives in plants. Green Chemistry (2015) 00 (1-14).
[11]. Md Shihab Hasan, Md Iqbal Ahmed, Sukla Mondal, Shaikh Jamal Uddin, Mohammad Mehedi Masud, Samir Kumar Sadhu and Masami Ishibashi. - Antioxidant, antinociceptive activity and general toxicity study of Dendrophthoefalcata and isolation of quercitrin as the major component. Oriental Pharmacy and Experimental Medicine 6 (4) (2006) 355-360.
[12]. Dong Gu Lee, Min Ju Ryu, Sunghun Cho, Ha Sook Chung, and Sanghyun Lee. -Identification of afzelin and quercitrin from Pinus koraiensis and their contents in genus Pinus using HPLC/UV analysis. Natural Product Sciences 20(3) (2014) 206-210.
[13]. Mohammed Dahiru Ahmed, Muhammad Taher, Alhaji Hamusu Maimusa, Mohamad Fazlin Rezali, and Mohammed Imad Al-deen Mustafa Mahmud. - Antimicrobial activity of methyl gallate isolated from the leaves of Glochidion superbum against hospital isolates of methicillin resistant staphylococcus aureus. Natural Product Sciences 23 (1) (2017) 5-8.
[14]. Hyang-Hee Lee, Jeong-Yong Cho, Jae-Hak Moon, and Keun-Hyung Park . -Isolation and Identification of antioxidative phenolic acids and flavonoid glycosides from Camellia japonica flowers. Hort. Environ.Biotechnol. 52 (3) (2011) 270-277.
[15]. Abeer A. Mabrouk, Soad M. Abdel khalik, Mohamed I. S. Abdelhady, Kamelia F. Taha, Goda T. M. Dawoud. - Phytochemical composition and Antioxidant Activity of Terminalia muelleri and Terminalia myriocarpa. Egypt. J. Chem. 65 (10) (2022) 689 - 699.
[16]. Werner Seebacher, Nebojsa Simic, Robert Weis, Robert Saf and Olaf Kunert. - Complete assignments of 1H and 13C NMR resonances of oleanolic acid, 18α-oleanolic acid, ursolic acid and their 11-oxo derivatives. Magnetic resonance in chemistry 41(2003) 636 - 638.
[17]. Ramesh AS, Christopher JC, Radhika R, Setty CR. Isolation, characterization and cytotoxicity study of arjunolic acid from Terminalia arjuna. Nat Prod Res. 26(16) (2012) 1549-1552.
[18]. Nahandoo Ichôron, Terrumun A. Tor-Anyiin, John O. Igoli. - Arjunolic acid from the root bark of Terminalia catappa Linn. Trop J Nat Prod Res, 2 (11) (2018) 494-497.