THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VÙNG ĐÔNG THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Authors

  • Trần Thị Thu Hiền , Nguyễn Hữu Hà Quang

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2024.405

Keywords:

Giáo dục đạo đức, thực trạng quản lý, học sinh tiểu học, Điện Bàn, Quảng Nam

Abstract

Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là quá trình tác động đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quản lý hoạt động GDĐĐ là việc làm vô cùng quan trọng, nhất là trong môi trường học đường; bởi lứa tuổi học sinh (HS) là lứa tuổi tìm tòi, học hỏi, bắt chước, nếu các em nhận thức không đúng đắn sẽ dẫn đến hành vi lệch chuẩn, làm băng hoại các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh  các trường tiểu học ở vùng Đông thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, làm cơ sở để các trường có định hướng tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm tạo ra tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao đối với hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường tiểu học  trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

References

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2023). Mô hình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Hà Nội.

[2]. Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[3]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1895/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030.

[4]. UBND tỉnh Quảng Nam (2017), Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quảng Nam.

Loading...