THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ CÂY VÚ SỮA HỌ HỒNG XIÊM
DOI:
https://doi.org/10.59266/houjs.2024.467Keywords:
cây Vú sữa, họ Hồng xiêm, N-p-trans - coumaroyltyramin, lupueol, 5-hydroxy-3,7-dimethoxy flavon, quercetin,catechinAbstract
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainito L., thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Là loài cây gỗ lớn phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Mặc dù loài C. cainito được trồng trên toàn thế giới chủ yếu để lấy quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, vitamin, phenolic và axit amin, chiết xuất từ lá, vỏ thân, quả, cùi hoặc hạt của C. cainito đã được sử dụng như một loại thuốc truyền thống trong một thời gian dài, và gần đây một số chức năng sinh học của chiết xuất này đã được khám phá và chứng minh. Nhiều hoạt tính dược lý của loài C. cainito được tìm thấy như chống oxy hóa, kháng viêm, trị đái tháo đường, chống ung thư, hạ huyết áp, thúc đẩy quá trình lành vết thương và phân chia tế bào xương đốt sống. Do có thành phần dược liệu phong phú nên lá, quả và vỏ cây được sử dụng làm nhiều loại thuốc thảo dược với nhiều mục đích khác nhau Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các thành phần hóa học thực vật có trong dịch chiết lá của Chrysophyllum cainino bằng phương pháp sắc ký và quang phổ. Bảy hợp chất:N-p-trans - coumaroyltyramin (1);lupeol (2); 5-hydroxy-4′,7-dimethoxy flavon (3); quercetin (4); catechin (5); β-sitosterol (6) và daucosterol (7) được phân lập từ phần dịch chiết lá của Chrysophyllum cainino. Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ trên cơ sở phân tích quang phổ và so sánh với các hợp chất liên quan đã biết. Hợp chất N-p-trans - coumaroyltyramin (1) lần đầu tiên được tách ra từ lá cây vú sữa.
References
[1]. C. V. Vo. Medicinal Plant Dictionary in Vietnam (Written in Vietnamese). Medical Publishing House, Ha Noi, Vietnam, 2012.
[2]. S. U. Oranusi, W. Braide, and R.U. Umeze. Antimicrobial activities and chemical compositions of Chrysophyllum cainito (star apple) fruit. Microbiology Research International, 2015, 3 (3), 41–50.
[3]. X.-D. Luo, M. J. Basile, and E. J. Kennelly. Polyphenolic antioxidants from the fruits of Chrysophyllum cainito L. (star apple). Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2002, 50 (6), 1379-1382.
[4]. Nicole Anzanelo Meira, Luiz Carlos Klein Jr, Lilian W. Rocha, Zhelmy Martin Quintal, Franco Delle Monache, Valdir Cechinel Filho, Nara Lins Meira Quintão N.A. Anti-inflammatory and anti-hypersensitive effects of the crude extract, fractions, and triterpenes obtained from Chrysophyllum cainito leaves in mice. Journal of Ethnopharmacology 2014, 151, 975 - 983.
[5]. Koffi N, Ernest AK, Marie-Solange T, Beugre K, Noel ZG, Effect of aqueous extract of Chrysophyllum cainito leaves on the glycemia of diabetic rabbits, African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 2009, 3 (10), 501-506.
[6]. Doan, H. V., Rijayan, S., Iyara, R., Chudapongse, N. Antidiabetic activity, glucose uptake stimulation and α-glucosidase inhibitory effect of Chrysophyllum cainito L. stem bark extract. BMC Complementary and Alternative Medicine 2018, 18 (267), 1-10.
[7]. A. Das, D. I. B. B. Nordin, and A. Bhaumik. A brief review of Chrysophyllum cainito. IJPI’s Journal of Pharmacognosy and Herbal Formulations, 2010, 1 (1), 7.
[8]. Sunita Shailajan and Deepti Gurjar. Pharmacognostic and phytochemical evaluation of Chrysophyllum cainito linn. Leaves. International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research, 2014, 26 (1), 106-111.
[9]. Raissa Viviane Tala Sipowo et al. Triterpenes and coumaroyltyramide from Ochthocosmus Africanus, Journal of Diseases and Medicinal Plants, 2017, 3 (1), 12.
[10]. Kim DK, Lee K, - Inhibitory effect of trans-N-p-coumaroyl tyramine from the twigs of Celtis chinensis on the acetylcholinesterase.Arch. Pharm. Res, 2003, 26 (9), 735-8.
[11]. Shehla Imam, Iqbal Azhar, M. Mohtasheemul Hassn Pak, J. Pharm. Sci., 2007, 20 (2), 125-127.
[12]. Wenkert E, - 13C-NMR of lupan triterpenes, Org. Magn. Reson., 11 (1978) 337-342.
[13]. Chen Dong, el. Al. Chinese Journal of Natural Medicines, 2012, 10 (4), 287-291.
[14]. M. M. Adeyemi, D. A. Adebote, J. O. Amupitan, A. O. Oyewale and A. S. Agbaji Aust, J. Basic and App’Sci., 2010, 3342-3346.
[15]. P.K. Agrawal. Carbon-13 NMR of Flavonoids”, Elsevier Science, New York, 1989.
[16]. M.A. Hye, M. A. Taher, M. Y. Ali, M.U. Ali and Shahed Zaman. Isolation of (+)-catechin from Acacia catechu (Cutch tree) by convenient method. J. Sci. Res, 2009, I (2), 300-305.
[17]. Savi L. A., Berardi C. R., Simoes C.M. Evaluation of antiherpetic activity and genotoxic effects of catechin derivatives.J. Agric. Food. Chem., 2006, 54 (7), 2552-2527.