SỰ KÌ THỊ GIỚI NỮ TRONG CÁC QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH TỪ GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI
DOI:
https://doi.org/10.59266/houjs.2024.470Keywords:
sự kì thị, giới nữ, quảng cáo truyền hình, ngôn ngữ học xã hộiAbstract
Ngôn ngữ và giới từ lâu đã là một vấn đề thú vị và nhận được sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. Tuy nhiên, nhiều quảng cáo truyền hình vẫn có những cái nhìn "áp đặt" về giới nữ, củng cố định kiến về giới, đem đến cái nhìn lệch lạc về giới đến công chúng. Trong bài viết này tác giả phân tích 100 quảng cáo ở bình diện từ vựng của ngôn ngữ về nữ giới và có những phát hiện về địa vị, vai trò trong gia đình cũng như ngoài xã hội của giới nữ trong cuộc sống hiện nay. Từ đó, ta có thể nhận ra những định kiến giới và thay đổi nó tích cực hơn trên phương tiện truyền thông đại chúng.
References
[1]. Cook G. (2006), The Discourse of Advertising (Second edition), London: Routledge.
[2]. Đinh Kiều Châu (2013), Ngôn ngữ quảng cáo: Một sản phẩm truyền thông lưỡng diện, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà nội, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 29, số 3 (2013), trang 29-35.
[3]. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
[4]. Nhiều tác giả, Truyền thông có nhạy cảm giới, Saga, 2011.
[5]. Nguyễn Thị Huyền, Cảm ơn và tiếp nhận lời cảm ơn của người Việt từ góc độ giới, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội, 2018.
[6]. Mai Xuân Huy (2001), Các đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp (cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của diễn ngôn quảng cáo), Luận án tiến sỹ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học.
[7]. Trần Đình Vĩnh, Nguyễn Đức Tồn (1993). Về ngôn ngữ trong quảng cáo. Tạp chí Ngôn ngữ (số 1-1993).
[8]. Kotler P. and Amstrong G. (2012), Principles of Marketing, Pearson Prentice Hall.