GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GẮN VỚI LIÊN KẾT VÙNG

Authors

  • Nguyễn Minh Tân Lê Huỳnh Nhật Đăng

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2024.481

Keywords:

Du lịch sinh thái, khách du lịch, phát triển du lịch, liên kết vùng, thành phố Cần Thơ

Abstract

Bài viết này phân tích về thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu khái quát chung về đặc điểm văn hóa và tài nguyên du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Đồng thời, bài viết phân tích các chỉ tiêu chính như lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ. Mặc dù có nhiều thuận lợi như tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đa dạng và chính sách hỗ trợ từ chính quyền, du lịch sinh thái tại Cần Thơ đang đối mặt với những thách thức đáng kể. Những thách thức này bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, cạnh tranh thị trường, chất lượng dịch vụ không đồng đều và vấn đề phát triển bền vững. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng những điểm mạnh và giải quyết những điểm yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại thành phố Cần Thơ.

References

[1]. Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

[2]. World Tourism Organization (UNWTO). Tourism Definitions. Retrieved from UNWTO website. 2020.

[3]. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Tổng cục Du lịch Việt Nam. Báo cáo về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam. 2013.

[4]. The Ecotourism Society. Ecotourism: The Potentials and Pitfalls. 1990.

[5]. Timothy, D. J. Cooperative tourism planning in a developing destination. Journal of Sustainable Tourism. 1998, 6(1), 52–68.

[6]. Dredge, D., and Jenkins, J. Tourism Planning and Policy. Wiley. 2007.

[7]. Fabrizio Barca, Philip McCann, and Andrés Rodríguez-Pose. The case for regional development intervention: Place-based versus place-neutral approaches. Journal of Regional Science. 2012, 52(1), 134-152.

[8]. Võ Thanh Tùng và Nguyễn Thị Hồng. Phát triển du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Du lịch Việt Nam. 2017, 8(2), 120-135.

[9]. Trần Văn Hùng và Nguyễn Văn Nam. Du lịch sông nước miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2018, 5(3), 45-60.

[10]. Võ Thị Xuân và Nguyễn Văn Hạnh. Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2019, 6(4), 80-95.

[11]. Nguyễn Quang Thắng và Lê Văn Tuấn (2020). Giải pháp phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 2020, 61(2), 55-70.

Loading...