NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ BẰNG AMINOETHOXYVINYLGLYCINE GIAI ĐOẠN CẬN THU HOẠCH ĐẾN ĐẾN SẢN LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO QUẢN QUẢ BƠ HASS TÂY NGUYÊN

Các tác giả

  • Mai Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Tú Quỳnh

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2023.325

Từ khóa:

Bơ, Bơ Hass, Aminoethoxyvinylglycine, AVG, bảo quản

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định thời điểm và nồng độ xử lý bằng Aminoethoxyvinylglycine (AVG) ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng và bảo quản quả Bơ Hass Tây Nguyên. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: AVG và Bơ Hass Tây Nguyên được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu. Bơ được xử lý bằng AVG ở các thời điểm sau khi đậu trái với các nồng độ AVG khác nhau và được đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu TSS, ºBx, TS, Lipid, khả năng chín tự nhiên, tỷ lệ thối hỏng, chất lượng cảm quan và thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu: quả Bơ được xử lý ở thời điểm 210 ngày sau đậu quả, có hiệu quả kéo dài thời gian bảo quản trên cây là 15 ngày, làm tăng sản lượng trung bình 8,53%, cải thiện được chất lượng bơ với TSS: 9,90 ºBx, TS: 1,86% và Lipid: 13,42%. Bơ được xử lý bằng AVG với nồng độ 250ppm kéo dài được thời gian bảo quản lên 5 ngày, có khả năng chín tự nhiên trong 4,33 ngày, tỷ lệ thối hỏng thấp nhất 9,58 %, tổng điểm chất lượng cảm quan đạt cao nhất 18,5 điểm, TSS: 8,10 ºBx và Lipid: 14,14 %. Kết luận: Xác định được thời điểm để xử lý quả Bơ Hass là 210 ngày sau đậu quả và nồng độ AVG để xử lý là 250ppm.

Tài liệu tham khảo

. De Carvalho L.M.J, Gomes P.B, De Oliveira Godoy R.L, Pacheco S.D.M, Pedro Henrique Fernandes De Carvalho, José Luiz Viana, Nutti M.R, Neves A.C.L, Vieira A.C.R.A and Ramos S.R.R.l Total carotenoid content, α-carotene and β-carotene, of landrace pumpkins (Cucurbita moschata Duch): A preliminary study. Food Research Internationa. 2012. 47(2): 337-40.

. Amornputti S, Ketsa S and Van Doorn W.G. Effect of 1-methylcyclopropene (1-MCP) on storage life of durian fruit. Postharvest Biology and Technology. 2014. 97:111-14.

. Dan G, Martin G, Yosi S, Dario B and Asaph A. 1-MCP (1-methylcyclopropene) Treatment Protocol for Fruit or Vegetables. Bio-protocol. 2017. 7(10). e2278.

. Ketsa S and Pangkool S. The effect of temperature and humidity on the ripening of durian fruits. Journal of Horticultural Science. 1995. 70(5): 827-31.

. Belgis M, Wijaya C. H, Apriyantono A, Kusbiantoro B and Yuliana N. D. Volatiles and aroma characterization of several lai (Durio kutejensis) and durian (Durio zibethinus) cultivars grown in Indonesia. Scientia horticulturae. 2017. 220: 291-98.

. TantisopharakT, Moon H, Youryon P, Bunya-Athichart K, Krairiksh M and Sarkar T.K. Nondestructive determination of the maturity of the durian fruit in the frequency domain using the change in the natural frequency. IEEE Transactions on Antennas and Propagation. 2016. 64(5): 1779-87.

. Youryon P, Rattanaphon J, Supapvanich S and Krairiksh M. Physicochemical factors related to'Monthong'durian fruit maturity. ISHS Acta Horticulturae 1210: IV Asia Symposium on Quality Management in Postharvest Systems. 2017.

. Nambi V.E, Thangavel K, Manickavasagan A, và Shahir S. Comprehensive ripeness-index for prediction of ripening level in mangoes by multivariate modelling of ripening behaviour. International Agrophysics. 2017. 31(1): 35-44.

Loading...