MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NỮ LAO ĐỘNG DI TRÚ TỪ NÔNG THÔN ĐẾN THÀNH THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ khóa:
Nữ lao động di trú, nông thôn đến thành thị, quyền làm việc, khái niệm quyền làm việc, nội dung quyền làm việc, thực hiện quyền làm việc, tăng cường bảo đảm quyền làm việcTóm tắt
Tóm tắt: Nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Họ phải rời nơi cư trú đến thành thị nhằm mục đích mưu sinh và phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Vì vậy, việc bảo đảm những quyền đặc trưng cho nhóm xã hội này là hết sức cần thiết. Trong đó, quyền đặc trưng quan trọng nhất đó là quyền làm việc. Việc xác định khái niệm, nội dung quyền làm việc, đánh giá việc thực hiện quyền làm việc chính là cơ sở để đưa ra được những giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền làm việc của nữ lao động di trú từ nông thôn đến thành thị ở Việt Nam hiện nay. Với phương pháp nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ quyền con người, phương pháp nghiên cứu liên ngành luật học, bài viết đưa ra số liệu, đánh giá số liệu về việc thực hiện quyền làm việc của nữ lao động di trú, từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực làm giảm tính dễ bị tổn thương trong công việc của nhóm xã hội này.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Hữu Chí, Tổng quan về lao động di cư trong nước và những thách thức đặt ra ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo : Vấn đề pháp luật đặt ra với lao động di cư – Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc ngày 28/11/2017, trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Luật Hà Nội và trường Luật – Đại học Vân Nam.
[2]. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, (2015).
[3]. Phạm Bảo Dương, Nguyễn Thị Tình, Việc làm và đời sống của lao động nữ nông thôn làm việc tự do tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 10, (2012).
[4]. Bùi Thị Hường, Thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam di cư trong nước, Viện lý luận nhà nước và pháp luật. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Viện nhà nước và pháp luật, (2012).
[5]. Hoàng Minh, Bài toán nan giải với lao động di cư, http://thanhtravietnam.vn/, ngày 20/9/2013, truy cập ngày 5/4/2015.
[6]. Hoàng Thị Minh, (2012), Phòng chống vi phạm pháp luật đối với lao động nữ, Tạp chí Luật học, số 5.
[7]. Trần Thị Tuyết Nhung, Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học - Học viện khoa học xã hội, (2016).
[8]. Oxfam, Báo cáo tóm tắt rào cản pháp luật và thực tiễn đối với người lao động di cư trong tiếp cận an sinh xã hội, Chương trình quyền lao động của Oxfam tại Việt Nam, NXB Hồng Đức, (2015)
[9]. Tổ chức Actionaid, Phụ nữ di cư hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội, (2011).
[10]. Tổ chức UN Việt Nam, Di cư trong nước cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam,(2010).
[11]. Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm, (2019). Tổng cục thống kê - Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu, NXB thông tấn, (2016).
[12]. Viện khoa học lao động xã hội, Thực trạng di cư trong nước và những vấn đề cần ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe, kỷ yếu hội thảo: Chăm sóc sức khỏe người di cư ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Tổ chức di cư thế giới IOM, (2013).