SO SÁNH ĐỘNG CƠ HỌC TẬP NGOẠI NGỮ THỨ NHẤT VÀ NGOẠI NGỮ THỨ HAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các tác giả

  • Lưu Hớn Vũ

Từ khóa:

động cơ học tập, ngoại ngữ thứ nhất, ngoại ngữ thứ hai, sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài viết so sánh động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam. Trên cơ sở lí luận của Dörnyei về động cơ học tập, bài viết tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 45 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh (chương trình tiếng Anh) của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, sinh viên có động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất cao hơn ngoại ngữ thứ hai. Trên phạm vi ngôn ngữ, động cơ học tập ngoại ngữ thứ nhất chủ yếu là mong muốn thực hiện giá trị bản thân, động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai chủ yếu là yêu cầu của người khác. Trên phạm vi người học, sinh viên nỗ lực học ngoại ngữ thứ nhất và ngoại ngữ thứ hai chủ yếu là vì sự kì vọng của bố mẹ. Trên phạm vi môi trường học tập, hứng thú học tập ngoại ngữ thứ nhất của sinh viên được quyết định bởi kết quả học tập, chất lượng học tập và không khí lớp học, hứng thú học tập ngoại ngữ thứ hai của sinh viên được quyết định bởi giảng viên và không khí lớp học.

Tài liệu tham khảo

[1]. R. C. Gardner, W. E. Lambert, Attitudes and Motivation in Second Language Learning, Newbury House, Rowley, (1972).

[2]. R. C. Gardner, P. F. Tremblay, On motivation: measurement and conceptual considerations, Modern Language Journal 78 (1994) 3.

[3]. R. Clément, K. A. Noels, Motivation, self – confidence, and group cohesion in the foreign language classroom, Language Learning, 44 (1994) 3.

[4]. Z. Dörnyei, Motivation and motivating in the foreign language classroom. Modern Language Journal, 78 (1994) 3.

[5]. S. Volet, S. Järvelä, Motivation in Learning Contexts: Theoretical Advances and Methodological Implications, Pergamon, Amsterdam, (2001).

[6]. Lê Viết Dũng, Tăng cường động cơ học tập ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng, Ngôn ngữ và đời sống, (2011) 12.

[7]. Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thành Đức, Phân tích động cơ và chiến thuật tạo động cơ học tập của học viên bậc sau đại học trong lớp Anh văn không chuyên, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (2013) 25.

[8]. Lưu Hớn Vũ, Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Nhật của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ Quân sự, (2017) 5.

[9]. Lưu Hớn Vũ, Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Nghiên cứu nước ngoài, 33 (2017) 2.

Loading...