ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VÀO GIẢNG DẠY HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
Từ khóa:
đào tạo từ xa, lớp học đảo ngược, ngôn ngữ Trung Quốc, tháp học tập, phương pháp giảng dạyTóm tắt
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin cũng như các phương pháp giảng dạy, lớp học đảo ngược đã trở thành một chủ đề nóng của ngành giáo dục trong và ngoài nước. Lớp học đảo ngược đã phá vỡ mô hình dạy học truyền thống và thổi một luồng sinh khí mới vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy. Bài viết này trước tiên so sánh mô hình lớp học đảo ngược với lớp học truyền thống, sau đó thông qua phân tích các tài liệu về mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với lý thuyết “Tháp học tập” để đưa ra khuyến nghị về việc triển khai phương pháp giảng dạy nhiều ưu thế này vào việc giảng dạy chương trình Đào tạo Từ xa ngành Tiếng Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình này vào giảng dạy góp phần phát triển tư duy cũng như năng lực tự học của người học.
Tài liệu tham khảo
[1]. Baker, W. (2000). The Classroom Flip: Using Web Course Management Tools to Become the Guide by the Side. In 11th International Conference on College Teaching and Learning (pp. 9-17). ISSN: 1544-0389.
[2]. Nguyễn Chính (2016). Dạy học theo mô hình Flipped Classroom. Báo Tia sáng- Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 4/4/2016.
[3]. Barbara W. E. & Anderson V. J. (1998). Effective grading: A tool for learning andassessment. San Francisco: Jossey-Bass.
[4]. Phạm Thị Thu Huyền (2021). Vận dụng mô hình Flipped classroom trong giảng dạy bậc đại học tại Việt Nam hiện. Tạp chí công thương, ngày 21/03/2021.
[5]. Đỗ Tùng & Hoàng Công Kiên (2020). Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại trường Đại học Hùng Vương. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, số 02, tr 37-45.