ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH TẠI KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
DOI:
https://doi.org/10.59266/houjs.2024.488Từ khóa:
dịch máy, dịch có máy tính hỗ trợ, công cụ dịch thuật, ứng dụng công nghệ, văn bản dịch, kỹ năng biên tập, đánh giáTóm tắt
Ứng dụng công nghệ trong dịch thuật đã được hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ, vì vậy dịch máy, dịch có máy tính hỗ trợ là các nội dung đã được đưa vào chương trình dạy học đại học với tiếp cận và nội dung đa dạng. Với bối cảnh đó việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp cho học phần Công nghệ trong dịch thuật thực sự cấp thiết. Bài viết đề cập một trong những nội dung đề xuất giảng dạy trong học phần nhằm giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra học phần. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phức hợp (mixed methods) gồm nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu định lượng (quantitative method), định tính (qualitative method) và phương pháp mô tả (descriptive method) các kết quả đạt được. Dữ liệu khảo sát 247 sinh viên chuyên ngành biên-phiên dịch tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội thông qua bảng hỏi được phân tích để xác định khả năng tiếp cận và khai thác nguồn nguyên mở trong lĩnh vực dịch máy của sinh viên. Phân tích cũng đề cập năng lực đánh giá, kỹ năng biên tập và hiệu đính văn bản dịch của trí tuệ nhân tạo của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên biết ứng dụng công nghệ hỗ trợ các hoạt động trong các giai đoạn của quá trình biên dịch tuy nhiên việc hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, mục tiêu phát triển kỹ năng đánh giá, biên tập văn bản dịch máy là cần thiết và cần được xác định là trọng tâm của học phần.
Tài liệu tham khảo
[1]. Cecilia Wong Shuk Man. The Teaching of Machine Translation, the Chinese University of Hong Kong as a case study. The Routledge Encyclopedia of Translation technology, Edited by Sin- Wai Chan. pages cm. by Routledge 2 Park Square, Milton Park, Abingdon, Oxon OX14 4RN and by Routledge 711 Third Avenue, New York, NY 10017. 2015
[2]. Holmes, James S. “The Name and Nature of Translation Studies” in: The Translation Studies Reader. Lawrence Venuti (ed). 172-185. London/New York: Routledge. 2000
[3]. House, J. (2015). Translation Quality Assessment. Past and Present. New York: Routledge.
[4]. Imre, A. Traps of Translation, A Practical Guide for Translators; Editura Universită ̧tii Transilvania: Brasov, Romania, 2013; pp. 102, 201.
[5]. Koponen, M. A Machine Translation and Post-editing Course, the University of Helsinki. 2015. Proceedings of 4th Workshop on Post-Editing Technology and Practice (WPTP4) Miami, November 3, 2015
[6]. Larson, M. L. Meaning-based translation: A guide to cross-language equivalence (2nd ed.). New York, NY: University Press of America. 1998
[7]. Newmark, P. A Textbook of Translation. New York Prentice Hall. 1988
[8]. The Top 10 Free and Open Source Computer-Assisted Translation Software. Available online:https:// www.goodfirms.co/blog/the-top- 10-free-and-open-source-computer- assisted-translation-software (accessed on 30 June 2020).