TÊN RIÊNG TRONG HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

Authors

  • Phạm Tất Thắng, Nguyễn Hoàng Phương Linh

DOI:

https://doi.org/10.59266/houjs.2024.490

Keywords:

từ, danh từ, tên riêng, danh từ riêng, tên chung, danh học

Abstract

Theo quan niệm truyền thống, các đơn vị từ vựng của tiếng Việt thường được nói đến là từ và cụm từ cố định.Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu tên trong mối quan hệ với các đơn từ vựng khác dựa trên những tiêu chí của Từ vựng học, thì bài báo này chứng minh tên riêng có thể được tách ra thành một loại đơn vị từ vựng riêng biệt, có giá trị tương đương với từ và trở thành một loại đơn vị từ vựng chân chính. Để làm rõ mục đích này, bài báo sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học dựa trên các ngữ liệu tiếng Việt hiện hành. Kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm rõ vị trí quan trọng của tên riêng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và lần đầu tiên khẳng định tên riêng là một loại đơn vị từ vựng.

References

[1]. Nguyễn Tài Cẩn, Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H, (1975).

[2]. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, (1999).

[3]. Gardiner. A, The theory of proper names, London- New York, (1954).

[4]. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐH&THCN, H, (1986).

[5]. Nguyễn Thiện Giáp, Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, (2009).

[6]. Phạm Tất Thắng, Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt, Luận án PTS, Phòng TTTL- TV Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, (1996).

[7]. Phạm Tất Thắng, Không gian tên riêng tiếng Việt, Tạp chí Khoa học, Viện Đại học Mở Hà Nội, S. 6, H, (2014).

[8]. Phạm Tất Thắng, Các phương pháp nghiên cứu tên riêng, Tạp chí Ngôn ngữ, S.11, (2022).

[9]. Lê Quang Thiêm, Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, H, (2008).

[10]. S. A.B. Superanskaja A.V, Obschaja teorija imenhi sobstvenovo, M, (1973).

Loading...