GIỮ GÌN TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG CHÍNH LÀ LÀM GIÀU THÊM BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
Từ khóa:
chữ viết, ngôn ngữ, tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, nguồn gốcTóm tắt
Ngôn ngữ chữ viết là phương tiện chuyển tải tự nhiên của văn hóa mỗi dân tộc, yêu mến và giữ gìn tiếng mẹ đẻ là quyền lợi trời phú cho mỗi dân tộc. Tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc ngay từ năm 1999 đã đưa ra sáng kiến: “Học tiếng mẹ đẻ là một quyền lợi”, đồng thời từ năm 2000 đã lấy ngày 21/02 hàng năm làm Ngày Quốc tế Tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của người Việt, cũng tức là công cụ tư duy nhận thức, truyền tải văn hóa văn minh, lưu trữ lịch sử của dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, người người đều có phần trách nhiệm. Tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt chúng ta nói mỗi ngày, với bao nhiêu lời nói chúng ta dùng, chúng ta nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, đọc được qua các bài viết với đủ các loại... trong hoạt động học tập, công tác nhất là công việc nghiên cứu, nhiều không thể kể hết được. Nhiều hiện tượng bất cập vẫn xảy ra trong quá trình sử dụng tiếng Việt chúng ta cứ tưởng là đúng mà thực ra lại là có vấn đề. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ từ những khía cạnh khác nhau của hiện tượng này trong tiếng Việt đi sâu phân tích làm rõ nguồn gốc và bản chất của chúng, nêu giải pháp khắc phục và cả những vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết.
Tài liệu tham khảo
[1]. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2009.
[2]. Một số bản tin VTV Đài truyền hình Việt Nam, nhất là kênh VTV1.
[3]. 现代汉语词典 & một số bài viết qua tiếng Hán liên quan.