LUẬN BÀN VỀ SẮC PHONG THỜI NGUYỄN
Từ khóa:
Nghệ thuật trang trí sắc phong triều NguyễnTóm tắt
Các triều đại phong kiến Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm, với những thể chế, văn kiện và nghệ thuật phát triển. Sắc phong là một loại văn kiện chính thống của các nhà nước phong kiến, nó truyền tải đầy đủ và sâu sắc niên đại, văn phong, ngôn ngữ và cả thẩm mĩ của từng thời kì một cách rõ ràng và sâu sắc. Việc nghiên cứu, phân tích tính thẩm mĩ, tính mĩ thuật trên từng sắc phong là cách để chúng ta hiểu thêm về vốn mĩ thuật của giai đoạn lịch sử đó. Sắc phong thời Nguyễn là một nguồn tư liệu quý giá và hiện nay còn lưu lại có số lượng tương đối lớn. Với lối bố trí khoa học, chỉnh chu mỗi một bản sắc phong thể hiện rất rõ quan điểm thẩm mĩ về nghệ thuật của từng triều đại nhà Nguyễn. Trong bài viết, tác giả chủ yếu bàn luận về nghệ thuật trang trí, sắp đặt bố cục trong sắc phong để làm rõ hơn về quan điểm về thẩm mĩ nghệ thuật lúc bấy giờ.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nhiều tác giả, “Sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, NXB Thuận Hòa.
[2]. Tôn Thất Thọ, “Tìm hiểu thêm về sắc phong triều Nguyễn”, Tạp chí Xưa và Nay, số 499.
[3]. Nguyễn Đức Dũng, “Mấy suy nghĩ ban đầu về di sản văn hóa Sắc phong”, Tạp chí Di sản văn hóa, Tr102.
[4]. Đinh Thanh Hiếu (2018), “Định chế và mô thức phong thần triều Nguyễn”, Tạp chí nghiên cứu Hán Nôm số 1 (146), Tr 53-64.
[5]. Nguyễn Xuân Diện, “Một số vấn đề về sắc phong”, tạp chí Văn hóa Dân gian, số 5 (89,2003), Tr 74-77.