GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT THÔNG QUA NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNG Ở HÀ NỘI

Các tác giả

  • Đinh Văn Hiển

Từ khóa:

nghệ thuật, giáo dục nghệ thuật, nghệ thuật công cộng, văn hóa, lịch sử

Tóm tắt

Vươn tới cái đẹp là khát vọng, là nhu cầu tự nhiên của con người và xã hội. Cái đẹp hiện hữu trong tự nhiên, trong xã hội và tập trung hiện hữu nhất trong nghệ thuật. Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp, cái mang nhiều giá trị về thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử, thời đại. Muốn xã hội, công chúng tiếp nhận và cảm thụ được đầy đủ cái hay, cái đẹp ấy thì cần phải có định hướng, hỗ trợ của nhà trường, của cả nền giáo dục. Trong những năm gần đây, rất nhiều các dự án nghệ thuật công cộng được thực hiện từ nông thôn đến thành thị. Hà Nội - trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước với nhiều sự kiện lớn, là nơi xuất hiện nhiều hơn hết những dự án loại hình này. Với nhiều mục đích khác nhau, các dự án nghệ thuật công cộng vô tình hay hữu ý đã mang trong nó những chức năng của giáo dục nghệ thuật. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu hay đánh giá về các dự án nghệ thuật công cộng ở Hà Nội, mà chỉ đề cập đến vai trò của nghệ thuật công cộng trong giáo dục nghệ thuật đối với công chúng và từ đó đề xuất một vài khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nghệ thuật công cộng trong giáo dục nghệ thuật cho cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

[1]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch (2020), Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đai học KHXH&NV

[2]. Phạm Bích Huyền (2017), Hoạt động giáo dục nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn quốc gia, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[3]. Hà Thị Đức (2009), Giáo trình Giáo dục học đại cương, Nxb. Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

[4]. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2009), Giáo trình giáo dục nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Thế Sơn, Vai trò của nghệ thuật công cộng trong không gian đô thị,Tạp chí Kiến trúc số 07, 2020.

[6]. http://redsvn.net/ban-ve-vai-tro-cua-giao- duc-nghe-thuat-trong-cuoc-song/.

Loading...