NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH (NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Từ khóa:
du lịch thông minh, điểm đến du lịch thông minh, phát triển điểm du lịch thông minhTóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận liên quan tới sự phát triển điểm đến du lịch thông minh; đồng thời xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới sự phát triển của điểm đến du lịch thông minh thành phố Hà Nội để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thông minh tại đây. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, thống kê toán học và điều tra khảo sát để thu thập thông tin, số liệu, sau đó đưa vào xử lý và kiểm định thang đo qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển điểm đến du lịch thông minh là thành phố Hà Nội bao gồm: Tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực; Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sự đổi mới sáng tạo và công tác quản lý điểm điến được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng. Theo đó, tài nguyên du lịch là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển du lịch thông minh tại thành phố Hà Nội. Từ đây, một số đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn nhằm phát triển du lịch thông minh tại thành phố Hà Nội đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Hà Nội thông qua các yếu tố ảnh hưởng.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Vũ Mai Anh, Nguyễn Xuân Hiếu (2020), Những nhân tố ảnh hưởng tới du lịch bền vững, tạp chí điện tử Công thương.
[2]. Lê Quỳnh Chi (2019), Tổng quan du lịch, Tài liệu môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở Hà Nội.
[3]. Đỗ Hiền Hòa, Phan Thanh Huyền, (2019), Du lịch thông minh - xu thế của thời đại mới.
[4]. Phạm Thị Thùy Linh (2020), Thực trạng triển khai các tiến bộ của công nghệ thông tin vào phát triển du lịch Việt Nam, tạp chí điện tử Công thương.
[5]. Nguyễn Chi Mai (2019), Phát triển Du lịch thông minh, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
[6]. Nguyễn Thị Thu Mai (2016), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Tài liệu tóm tắt môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Thúy Vân (2019), Điểm đến du lịch thông minh: khái niệm và các xu hướng hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển.
[8]. Nguyễn Diệu Nhi (2019), Du lịch thông minh (Smart tourism) là gì? Đặc trưng và lợi ích, tạp chí Kiến thức Kinh tế.
[9]. Nguyễn Quỳnh Như (2020), Lý giải về du lịch thông minh: Du lịch thông minh Là gì, Tại sao và Ở đâu, tạp chí Khoa học Du lịch.
[10]. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch. [11]. Tổng cục Du lịch (2017), Luật Du lịch.
Tài liệu tiếng Anh
[1]. Lopez de Avila, A. (2015). Smart destinations: XXI century tourism, ENTER2015 Conference on Information and Communication TechNologies in Tourism.
[2]. Boes, K., Buhalis, D., & Inversini, A. (2015), Conceptualising smart tourism destination dimensions. I. Tussyadiah, & A. Inversini (Eds.), Information and communication technologies in tourism 2015.
[3]. Dimitrios Buhalis and Aditya Amaranggana (2015), Smart tourism destinations enhancing tourism experience through personalisation of services.
[4]. Del Chiappa & Baggio (2015), Knowledge transfer in smart tourism destinations: Analyzing the effects of a network structure, Journal of Destination Marketing and Management, 3-19.
[5]. Chulmo Koo, Seunghun Shin, Ulrike Gretzel and William Cannon Hunter (2016), Conceptualization of Smart Tourism Destination Competitiveness.
[6]. Jacques Bulchand Gidumal (2015), Definition of Smart Tourism, Digital Tourism and Entrepreneurship.
[7]. Francese Gonzalez (2019), Building Sustainable Smart Destinations: An Approach Based on the Development of Spanish Smart Tourism Plans.
[8]. Jovicic (2017), From the traditional understanding of tourism destination to the smart tourism destination, Current Issues in Tourism, 1-7.
[9]. Carlos Lamfus, David Martin Del Canto, Aurkene Alzua Sorzabal and Emilio Torres Manzaera (2015), Smart tourism destinations: An extended conception of smart cities focusing on human mobility, Information and communication technologies in tourism 2015.
[10]. I.I Pirogionic (1985), Tourism and the Environment.
[11]. Ulrike Gretzel, Marianna Sigal, Zheng Xiang and Chulmo Koo (2015), Smart tourism: foundations and developments