PHƯƠNG THỨC PHÁI SINH TRONG TIẾNG HÀN VÀ PHƯƠNG THỨC TỰA PHỤ GIA TRONG TIẾNG VIỆT
Từ khóa:
cấu tạo từ, phương thức phái sinh, phụ tố, yếu tố giống như phụ tố, tiếng Hàn và tiếng ViệtTóm tắt
Việc sử dụng phụ tố để cấu tạo từ gọi là phương thức phái sinh. Đây là phương thức cấu tạo từ có sức sản sinh lớn của các ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính như tiếng Hàn. Trong khi tiền tố chỉ có chức năng cấu tạo từ thì hậu tố còn có thể làm thay đổi từ loại của từ đứng trước nó. Trong tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác, phương thức sử dụng phụ tố để cấu tạo từ chỉ có vị thế thứ yếu và khá mờ nhạt so với các phương thức cấu tạo từ khác. Điều này là bởi sự ngưng trệ và phạm vi ảnh hưởng hạn chế của nó. Chính vì thế, tác giả Hoàng Văn Hành (1991) chỉ coi đó là phương thức cấu tạo từ dựa vào các “yếu tố giống như phụ tố”. Các yếu tố gốc Hán đóng vai trò là phụ tố là nét tương đồng nổi bật trong phương thức cấu tạo từ dựa vào phụ tố của tiếng Hàn và tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Hàn
[1]. Choi Hyong Yong 최형용, 국어 단어의 형태와 통사 (통사적 결합어를 중심으로), 태학사, (2003)
[2]. Kim Gwang Hae 김광해, 국어 어휘론 개설, 집문당, (2004)
[3]. Lee Ik Seup và Chae Wan 이익섭. 채완 공저, 국어문법론강의. 학연사, (2005)
[4]. Lee Joo Haeng 이주행, 한국어 문법. 월인 도서출판, (2006)
[5]. Nam Gee Sim, Ko Young Geun 남기심. 고영근, 표준국어문법론, 탑출판사, (1985)
[6]. Viện Quốc ngữ quốc gia 국립국어원, 외국인을 위한 한국어 문법 1 (체계편), 커뮤니케이션 북스, (2005)
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb ĐHQGHN, (1998)
[2]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, (2009)
[3]. Đinh Văn Đức, Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, (2010)
[4]. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, (1998)
[5]. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Võ Thị Minh Hà, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, (2016)
[6]. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, (1998)
[7]. Hoàng Văn Hành, Tuyển tập Ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội, (2010)
[8]. Hoàng Văn Hành, Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb KHXH, Hà Nội, (1991)
[9]. Nghiêm Thị Thu Hương, Phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, (2017)
[10]. Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội, (1976)
[11]. Lã Thị Thanh Mai, Xưng hô trong giao tiếp của người Hàn và người Việt, Nxb Khoa học xã hội, (2016)
[12]. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb ĐHQGHN, (2010)
[13]. Hoàng Thị Yến, Hành động hỏi tiếng Hàn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (2018)