GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHO DẠY HỌC THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Keywords:
đào tạo trực tuyến, dạy học thực hành, môi trường thực tại ảo, học tập suốt đời, giải pháp công nghệAbstract
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập suốt đời ngày càng tăng, học tập trực tuyến là một xu thế tất yếu mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam hướng tới và thúc đẩy, đặc biệt trong kỷ nguyên số. Đào tạo trực tuyến mang lại nhiều lợi ích và dễ tiếp cận đối với người học. Tuy nhiên, khi triển khai đào tạo trực tuyến, cùng với các khó khăn cần giải quyết như đầu tư hạ tầng công nghệ, nguồn học liệu mở, đội ngũ tham gia giảng dạy, quản lý người học … thì một vấn đề đặt ra là việc tổ chức đào tạo các học phần thực hành để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Bài viết này đề cập tới các yêu cầu dạy học thực hành trong các trường đại học, đồng thời khái quát thực trạng dạy học thực hành nói chung và dạy học thực hành theo phương thức trực tuyến nói riêng tại trường Đại học Mở Hà Nội, cơ sở giáo dục tiên phong trong triển khai đào tạo đại học theo phương thức trực tuyến. Từ đó, đề xuất một trong các giải pháp hữu hiệu, đó là thiết kế môi trường thực tại ảo dành cho dạy học thực hành trên cơ sở xác định các thành phần của môi trường thực tại ảo với các phần mềm phù hợp nhằm đáp ứng được các yêu cầu về kịch bản, tính năng và các yêu cầu kỹ thuật theo từng giai đoạn thiết kế dạy học thực hành.
References
[1]. Nguyễn Văn Khôi (2013), Lý luận dạy học thực hành kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2]. Lê Huy Hoàng (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy học, VVOB (Ebook).
[3]. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2011), Giáo dục học, Nxb ĐH Sư phạm.
[4]. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh (2015), Tương tác trong dạy học và dạy học tương tác, tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2, tr. 3-9.
[5]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6]. Bernard Luskin (2002), Casting the Net over global learning: New Developments in workforce and online psychologies, Santa Ana, CA: Griffin Publishing.
[7]. Vladimir L. Uskov, Jeffrey P. Bakken, Robert J. Howlett and Lakhmi C. Jain, Smart University: Concept and technologies; Springer, Switzerland, 2018.
[8]. Bloom, B. S., & Krathwohl, D. R. (1956). Taxonomy of educational objectives; the classification of educational goals by a committee of college and university examiners. Handbook I: Cognitive Domain. New York, NY; Longmans, Green