MỘT VÀI KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DÀNH CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
Từ khóa:
Đào tạo từ xa, tiếng Trung Quốc, biên soạn, giáo trình, kiến nghịTóm tắt
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, hai nước Việt Nam và Trung quốc đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài. Do vậy, công tác đào tạo tiếng Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngày nay, ngoài hình thức học tập truyền thống là người học đến các đơn vị đào tạo như trường học, học viện, trung tâm,…để trau dồi kiến thức, tăng cường kỹ năng chuyên môn, thì còn có một kênh học tập hữu ích, không thể thiếu đó chính là học từ xa. Bắt nhịp xu thế đó, đào tạo đại học từ xa ngành Ngôn ngữ Trung Quốc cũng rất được quan tâm. Dẫu vậy, chương trình đào tạo từ xa trong quá trình vận hành, đã bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả việc học tập. Một trong những yếu tố quan trọng làm giảm hứng thú học tập của học viên là chưa có giáo trình chuyên biệt dành cho hệ đào tạo từ xa. Bởi vậy, bài viết sau khi đưa giới thiệu sơ lược về đào tạo từ xa, sẽ tập trung đưa ra một số kiến nghị trong công tác biên soạn giáo trình phục vụ cho đào tạo đại học từ xa ngành Ngôn ngữ Trung quốc.
Tài liệu tham khảo
[1]. Website: Mạng thông tin đơn vị đào tạo học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.cesti.gov.vn/right/stinfo/ content_0/năm_2002/thsng_09_2002/ chuyengia_thuctien/giaoduc_tuxa
[2]. Quyết định 40/2002/QĐ-BGD&ĐT
[3]. 赵金铭 (2009)《教学环境与汉语教材》《世界汉语教学, 第 2 期》第164页
[4]. 吕必松(2011)《汉语和汉语作为第二语言教学》,北京大学出版社,第89页
[5]. 戴炜栋,束定芳 (1994), 《试论影响外语习得的若干重要因素》,外国语学报, 第253页
[6]. 李泉(2012)《对外汉语教材通论》,商务印书馆, 第137页
[7]. Mai Thị Ngọc Anh (2019), Cải tiến và phát triển môi trường học ngoại ngữ thông qua phương pháp tích hợp nhằm nâng cao năng lực tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngành Hán ngữ tại Đơn vị đào tạo Ngoại ngữ
- Đại học Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
[8]. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.
[9]. Lưu Hớn Vũ (2014), Biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc dành cho sinh viên không chuyên ngữ - thực trạng và kiến nghị, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, Số10(228)-2014
[10]. Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014). Nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Đơn vị đào tạo học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59, (8),142-150
[11]. Phạm Phương Tâm (2017), Biên soạn và giảng dạy hiệu quả giáo trình đào tạo từ xa , Tạp chí giáo dục số đặc biệt, kỳ 2 tháng 10/2017
[12]. Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Tuyển tập về tác phẩm bàn về Giáo dục Việt Nam. Điều cơ bản là phát huy nội lực của người học. NXB Lao động, Hà Nội.