ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN THỂ CÚ PHÁP TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT

Các tác giả

  • Hoàng Thị Yến

Từ khóa:

biến thể cú pháp, biến thể nghĩa khả biến, biến thể nghĩa bất biến, thành ngữ và tục ngữ, tiếng Việt

Tóm tắt

Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả định tính theo hướng nghiên cứu đồng đại nhằm làm rõ các đặc điểm cú pháp của các đơn vị biến thể trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Khác với nhóm biến thể nghĩa bất biến, ở nhóm biến thể nghĩa khả biến, các hiện tượng biến thể xuất hiện ở hầu hết các cấp độ ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến thể cú pháp được hình thành theo hai phương thức là thêm từ và đảo kết cấu. Những thay đổi về cấu trúc này ít nhiều đều làm thay đổi sắc thái biểu đạt của các đơn vị thành ngữ, tục ngữ. Nó có thể dẫn đến hiện tượng mở rộng, nhấn mạnh hoặc mang nghĩa đối lập về ngữ nghĩa của chúng. Nghiên cứu biến thể giúp thấy rõ hơn giá trị ngôn ngữ - văn hóa, sự biến đổi đa dạng về cách thức biểu đạt của thành ngữ, tục ngữ trong cuộc sống của người Việt.

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ: sự vận dụng, Ngôn ngữ 3 (1986) 31-11

[2]. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội (2003).

[3]. Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam. Nxb Giáo dục (1999).

[4]. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng (2016).

[5]. Đỗ Thị Kim Liên, Thành ngữ tiếng Việt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua sáng tác của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu. Nghiên cứu Nước ngoài 30 (2014) 4, 10-18

[6]. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học (2008).

Tải xuống

Loading...